Audio trên trang web nói chung và audio trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn đều là sự kết hợp của lời nói, tiếng động và âm nhạc
1.4.1.1 Lời nói
Về lời nói, chủ thể lời nói rất đa dạng, bao gồm phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, cộng tác viên, khách mời và các nhân chứng. Cụ thể:
- Lời nói của phóng viên, biên tập viên
Phóng viên là những ngƣời làm công tác thu thập thông tin, sáng tạo tác phẩm. Biên tập viên là chức danh để chỉ những ngƣời làm công việc biên tập tác phẩm, chƣơng trình. Trên Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay, do yêu cầu công việc, nhiều ngƣời vừa là phóng viên, vừa là biên tập viên.
Phóng viên thƣờng sử dụng ngay cách đọc, nói tự nhiên vốn có để trình bày tác phẩm mà không có cơ hội đƣợc đào tạo nhiều. Do vậy, nhiều giọng có thể còn hơi thô ráp, kỹ thuật vận dụng cao độ, cƣờng độ, trƣờng độ, nhịp độ, âm sắc chƣa nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, nếu thật sự hiểu và rung động với thông tin, phóng viên có thể trình bày một cách giàu cảm xúc, khiến tác phẩm trở nên thân mật hơn, gần gũi hơn so với lời đọc của phát thanh viên tại phòng thu.
So với lời nói của phóng viên, lời nói của biên tập viên thƣờng mềm mại, tròn trịa, ấm áp hơn do họ có nhiều kinh nghiệm trong công tác đọc, nói hơn.
Ngoài lời nói của phóng viên, biên tập viên, trên sóng phát thanh hiện nay còn có sự xuất hiện dạng lời nói của ngƣời dẫn chƣơng trình. Chức danh
lƣu, tƣơng tác trực tiếp. Trong phát thanh truyền thống, dạng lời nói này không có, hoặc nếu có thì rất mờ nhạt. Ngƣời dẫn chƣơng trình trong phát thanh thƣờng do biên tập viên đảm nhiệm. Họ có chất giọng đẹp, có năng lực biên tập chƣơng trình và năng lực dẫn chƣơng trình.
- Lời nói của phát thanh viên
Khác với nhiều nƣớc trên thế giới xem phát thanh viên là tất cả những ngƣời đọc, nói trên sóng, bao gồm cả phóng viên, biên tập viên, ở Việt Nam hiện nay, phát thanh viên là chức danh dành riêng cho những ngƣời làm công tác đọc.
Yêu cầu chung đối với lời nói của phát thanh viên là chất giọng đẹp, có nghệ thuật đọc, nói diễn cảm. Nhờ chất giọng chuẩn, cách phát âm chuẩn, lời nói của nhiều “nghệ sĩ phát thanh” đã góp phần nâng đỡ tích cực cho nội dung của hàng triệu tác phẩm, trở thành mẫu mực cho cách phát âm của ngƣời dân trên khắp mọi miền đất nƣớc.
- Lời nói của cộng tác viên
Cộng tác viên là những ngƣời tham gia cộng tác, đƣa tin tức cho Đài. Thông thƣờng, họ cộng tác bằng cách gửi văn bản viết cho các nhà báo. Nhƣng trong một số chƣơng trình phát thanh trực tiếp, phát thanh tƣơng tác, tiếng nói của họ đƣợc trực tiếp xuất hiện trên sóng để cung cấp thông tin từ hiện trƣờng về phòng thu. Chẳng hạn, hiện nay, lời nói của cộng tác viên thƣờng xuyên xuất hiện trong các file audio chƣơng trình Giờ cao điểm (VOVGT), Điểm hẹn 17h (VOV1), Các vấn đề xã hội (VOV2).... Họ không chỉ đem đến thông tin mới, nóng, mà còn đem đến luồng gió mới, bởi tiếng nói rất đời thƣờng của họ làm thay đổi không khí của làn sóng phát thanh, tăng tính gần gũi, thân mật của chƣơng trình.
Trên sóng phát thanh hiện nay, lời nói của công chúng (lời nhân chứng, lời của khách mời trong các tác phẩm, lời của thính giả gọi điện đến chƣơng trình) đƣợc xuất hiện với tần suất khá cao. Lời nói đó cung cấp thông tin, quan điểm, ý kiến, làm cho báo phát thanh trở nên ấm nóng hơi thở cuộc sống, tăng tính chính xác, khách quan, đồng thời, là chất xúc tác để công chúng quan tâm hơn tới phát thanh. Chính lời nói của nhân chứng cũng góp phần tăng cƣờng sự tƣơng tác, tính đời thƣờng của lời nói trên sóng phát thanh hiện đại. Có thể thƣờng thấy lời nói của công chúng xuất hiện trong những audio nói về ý kiến của ngƣời dân, dƣ luận xã hội trong các chƣơng trình nhƣ Các vấn đề xã hội, Theo dòng thời sự, Điểm hẹn 17h, Bạn hãy nói với chúng tôi…
1.4.1.2 Âm nhạc
Trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn, âm nhạc đƣợc xuất hiện trong hai dạng audio: audio dạng chƣơng trình kết hợp Thông tin - Âm nhạc; và audio dạng chƣơng trình thông tin thời sự - chuyên đề. Theo Tiến sĩ Trƣơng Thị Kiên “trong dạng chƣơng trình kết hợp thông tin và âm nhạc, tỷ lệ sử dụng âm nhạc - thông tin vào khoảng 50-50 hoặc 60-40” [31, tr.31]. Việc kết hợp đƣa thông tin và phát âm nhạc là một phƣơng thức phát huy đƣợc thế mạnh của phát thanh. Âm nhạc đƣa thính giả đến với những cảm xúc thăng hoa, giúp họ giải trí, thƣ giãn, lấy lại hứng thú để tiếp nhận những thông tin tiếp theo.
Tuy nhiên, trong những audio dạng này, âm nhạc chƣa phải là một thành tố của ngôn ngữ báo phát thanh, mà nó xuất hiện với tƣ cách là chính nó - là ngôn ngữ âm nhạc, có đời sống riêng, có hình tƣợng nghệ thuật với đầy đủ các thành tố nhƣ ca từ, giai điệu, tiết tấu, hòa thanh, phối khí... Nói cách khác, trong audio chƣơng trình Thông tin và Âm nhạc, tồn tại hai loại ngôn
trƣờng hợp này, gồm lời nói và tiếng động (có thể có trong tác phẩm). Hai loại ngôn ngữ này cùng hòa tấu, nâng đỡ nhau, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin, vừa đáp ứng nhu cầu giải trí của thính giả. Dạng này chủ yếu xuất hiện trong phần streaming dữ liệu trên trang Radiovietnam.vn, còn trên trang Vovgiaothong.vn thì hầu nhƣ không xuất hiện.
Trong audio dạng chƣơng trình tin tức thời sự - chuyên đề, âm nhạc mới chính là một thành tố của ngôn ngữ phát thanh, bởi nó tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin. Thiếu những dạng nhạc này, thông tin bằng lời nói không thể phát huy hết hiệu quả. Âm nhạc - với tƣ cách là một thành tố của ngôn ngữ báo phát thanh, là những dạng nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền, nhạc minh họa… đi cùng lời nói, để hoặc là tạo dấu hiệu nhận biết chƣơng trình, phân cách các tin bài hoặc là tạo ấn tƣợng nghệ thuật, sự sống động cho tác phẩm, chƣơng trình. Trong các chƣơng trình này, tính trung bình, âm nhạc chiếm khoảng 10-15% thời lƣợng chƣơng trình.
Trƣớc hết là nhạc hiệu. Nhạc hiệu là những giai điệu tiêu biểu đƣợc dùng để nhận biết một đài phát thanh, một chƣơng trình, hoặc một tiết mục trong chƣơng trình. Tuy nhiên, trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn, nhạc hiệu chỉ xuất hiện trong phần streaming dữ liệu, còn trong các bài báo đính kèm audio, đa phần nhạc hiệu đã bị cắt bỏ. Bởi vì trên trang web, có nhiều dấu hiệu để nhận biết chƣơng trình phát thanh (nhƣ text, hình ảnh) nên nhạc hiệu không còn quá cần thiết nữa. Hơn thế, công chúng nghe phát thanh Internet là công chúng chủ động. Họ chủ động lựa chọn chƣơng trình, thông tin mình cần thu nhận chứ không thụ động nhƣ công chúng phát thanh truyền thống. Việc xuất hiện quá nhiều nhạc hiệu chƣơng trình là không cần thiết và có phần gây nhàm chán, khó chịu.
Nhạc cắt là một lát nhạc không lời, có dung lƣợng khoảng từ 2-7 giây, thƣờng có tiết tấu nhanh, kết thúc dứt khoát, có tác dụng phân cách các phần
nội dung khác nhau trong cùng chƣơng trình, mặt khác, còn tạo ra những khoảng ngừng nghỉ tích cực đối với thính giả. Cũng tƣơng tự nhƣ nhạc hiệu, đa phần nhạc cắt trong các audio đăng tải trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn đã bị cắt bỏ do không cần thiết nữa.
Nhạc nền là những bản nhạc không lời có chủ đề liên quan đến nội dung tác phẩm, hoặc có thể không liên quan đến nội dung tác phẩm, chuyên mục nhƣng có tác dụng tạo không khí cho chƣơng trình, đem lại ấn tƣợng đặc biệt cho tai nghe. Do đó, nhạc nền đƣợc hiểu nhƣ phần trang trí bằng âm thanh cho bài báo, nhấn mạnh nhịp điệu của lời nói, tăng hứng thú tiếp nhận của ngƣời nghe. Nhạc nền thƣờng có thời lƣợng dài bằng thời lƣợng của tác phẩm hoặc tiết mục mà nó làm nền. Trong một số trƣờng hợp, nó có thể ngắn hơn hoặc dài hơn.
Nhạc hoặc bài hát minh họa có vai trò làm sáng rõ, sâu sắc hơn cho chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm, tạo đƣợc dấu ấn trong tâm trí ngƣời nghe. Trong một số trƣờng hợp, nhạc và bài hát minh hoạ đồng thời còn là dụng cụ căn chỉnh thời gian cho toàn bộ chƣơng trình. Thời gian thừa của chƣơng trình đến đâu thì thời lƣợng bản nhạc hoặc bài hát kéo dài ra đến đó.
Nhạc nền và nhạc, bài hát minh họa thƣờng xuất hiện trong các audio bài tản văn, bút kí hay bài viết về các vấn đề xã hội. Trong những trƣờng hợp này, âm nhạc có tác dụng nâng đỡ thông tin, tác động tới cả nhận thức và tình cảm của công chúng, tạo nên hiệu quả tác động cao nhất.
Nhƣ vậy, nhìn chung, nhờ âm nhạc, các chƣơng trình phát thanh đã có đƣợc những khả năng bổ sung to lớn, cả về mặt thông tin lẫn những khả năng nghệ thuật. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa, âm nhạc không trực tiếp phản ánh thông tin hiện thực, mà nó đứng bên lời nói, đồng hành cùng lời nói, hỗ trợ, nâng đỡ cho lời nói.
1.4.1.3 Tiếng động
Tiếng động đƣợc coi là kí hiệu thứ ba của ngôn ngữ phát thanh.
Trên sóng phát thanh, nhà báo sử dụng cả dạng tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo.
Tiếng động tự nhiên là dạng tiếng động do vạn vật hoặc con ngƣời tạo nên trong quá trình vận động, phát triển, đƣợc nhà báo thu lại một cách có chủ ý để cung cấp thêm thông tin, hoặc làm tăng hiệu quả thông tin bằng lời nói cho tác phẩm. Tiếng động nhân tạo là những tiếng động đƣợc con ngƣời tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự nhiên… Ví dụ: gõ tay vào bàn để tạo nên tiếng giày của người đi trên sàn nhà; huýt sáo để tạo tiếng chim hót...
Tuy nhiên, trong báo phát thanh, tiếng động nhân tạo hiếm khi xuất hiện, vì tác phẩm báo chí cần sử dụng tiếng động chân thực của cuộc sống. Tiếng động nhân tạo thƣờng xuất hiện trong các chƣơng trình kịch truyền thanh, tiểu phẩm, đọc truyện...
Tiếng động tự nhiên mới đích thực là một thành tố của ngôn ngữ phát thanh. Nó có những vai trò nhƣ:
+Tham gia cung cấp thông tin. Đó có thể là những thông tin về thời gian, không gian, về hoàn cảnh hay tâm trạng, tính cách của nhân vật.
+Tiếng động góp phần làm tăng tính chính xác, khách quan của thông tin mà nhà báo đề cập.
+Tiếng động góp phần tạo hình ảnh cho một bài phát thanh, tạo ra bức tranh hiện thực sinh động trong tâm trí ngƣời nghe.
+Tiếng động thể hiện những sắc thái biểu cảm cho một bài phát thanh. Nếu khéo biết sử dụng từ ngữ cùng các tiếng động, phát thanh có thể chuyển tải bất kỳ thứ cảm xúc nào của con ngƣời. Cũng nhƣ lời nói và âm nhạc, tiếng động có thể làm cho ngƣời ta vui, có thể làm cho ngƣời ta buồn, có thể làm dấy lên sự thƣơng cảm hay sự phẫn nộ…
+Tiếng động góp phần đa dạng âm thanh, tạo sự sinh động cho tác phẩm và chƣơng trình phát thanh, giúp thính giả hào hứng hơn, bởi vì tai ngƣời nghe bao giờ cũng hƣớng tới những âm thanh đa dạng, phong phú và sinh động.
Tiếng động xuất hiện trong cả phần truyền tải âm thanh (streaming dữ liệu) cũng nhƣ phần audio đƣợc đăng tải trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn. Tiếng động thƣờng xuất hiện trong audio của các bài ghi nhanh, tƣờng thuật hay phóng sự phản ánh. Nó đem lại sự chân thực, sinh động cho tác phẩm.
Có thể thấy đƣợc tính vừa gắn kết, vừa tách rời giữa lời nói, tiếng động, âm nhạc trong chỉnh thể ngôn ngữ phát thanh. Điều này đƣợc lý giải là, có những tác phẩm, chƣơng trình mà trong đó, lời nói, tiếng động, âm nhạc hòa lẫn vào nhau, cùng nâng đỡ thông tin, đem đến hiệu quả tích cực. Trong những chƣơng trình này, ngôn ngữ phát thanh là phép cộng hƣởng của cả lời nói, tiếng động, âm nhạc.
Tuy nhiên, không phải trong bất kỳ audio bài báo nào nào cũng xuất hiện đầy đủ 3 thành tố lời nói, tiếng động, âm nhạc.
Có những audio không sử dụng tiếng động, không nhiều âm nhạc, nhƣng vẫn tạo đƣợc hiệu quả tốt, vì thông tin cũng nhƣ lời nói đƣợc xử lý tốt. Trong trƣờng hợp này, có thể khẳng định, lời nói dù đứng một mình, không kèm tiếng động hay âm nhạc, vẫn thể hiện đƣợc tƣơng đối đầy đủ những phẩm chất của ngôn ngữ phát thanh. Và trong những trƣờng hợp đó, ngôn ngữ phát thanh và lời nói đƣợc coi là một.