3.3.2.1. Điều chỉnh tỉ lệ tin bài theo hướng đáp ứng nhu cầu của công chúng
Hiện tại, nội dung thông tin trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn (chủ yếu là trang Radiovietnam.vn) khá phong phú, đầy đủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong phỏng vấn sâu tác giả thực hiện, từ thực tế làm việc, biên tập viên Nguyễn Thị Bích cho rằng nên giảm những
tin tức hội nghị, hội thảo dạng “cúng cụ” vì nó không hấp dẫn công chúng. Radiovietnam.vn là một trang tin tổng hợp về mọi mặt của đời sống xã hội, nhƣng không hô khẩu hiệu mà đi sâu vào những tin đời sống, tin “nóng”, tin hot. Trong thời gian tới, Radiovietnam.vn cần khai thác nội dung thông tin phong phú, đa dạng hơn, bổ sung thêm những nội dung thông tin có tính thời sự, nhiều chiều, cập nhật tức thời.
Theo khảo sát của tác giả (qua bảng 2.1 và bảng 2.2 và kết quả điều tra công chúng), hiện nay, lƣợng tin bài mảng quốc tế trên trang Radiovietnam.vn còn khá lớn (chiếm từ 11 – 12 %). Trong khi đó, số lƣợng tin bài mảng này lại ít ngƣời theo dõi (chỉ chiếm 2,15 %). Thiết nghĩ, những ngƣời quản trị nội dung trang Radiovietnam.vn cần định hƣớng để giảm bớt lƣợng tin bài quốc tế, thay vào đó là nâng tỉ lệ tin bài mảng văn hóa thể thao lên. Vì ngoài tin tức thời sự, đây là một mảng nội dung thu hút đƣợc đông đảo công chúng.
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng âm thanh và các yếu tố đi kèm (text, hình ảnh minh họa)
- Nâng cao chất lượng âm thanh:
Theo kết quả khảo sát, 98,39 % công chúng cho rằng chất lƣợng audio đóng vai trò quan trọng trong việc chọn nghe phát thanh Internet của thính giả.
Trên hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn, các file âm thanh từ hai nguồn: Các file đã phát trên đài phát thanh và các file do MC của hai trang này tự đọc. Với các file đã phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, chất lƣợng tƣơng đối tốt. Nhƣng với các file tự sản xuất, chất lƣợng giọng đọc kém hơn.
Hiện bộ phận thực hiện hai trang web này có 6 MC. Toàn bộ số phát thanh viên này mới đƣợc tuyển dụng, chƣa đƣợc trang bị kỹ năng đọc. Do hai trang web này mới đƣợc mở, khối lƣợng tin bài lớn nên các phát thanh viên
luôn phải làm việc hết công suất. Vì vậy chƣa có thời gian đào tạo chuyên sâu kỹ năng đọc cho đội ngũ phát thanh viên.
Tuy nhiên, về lâu dài, cần phải đƣa các phát thanh viên này đi học các lớp luyện thanh, luyện đọc do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức, do các phát thanh viên kỳ cựu đứng lớp hƣớng dẫn. Chỉ có nhƣ vậy, chất lƣợng của đội ngũ phát thanh viên của hai trang web này mới đƣợc nâng cấp, đáp ứng nhu cầu của thính giả cả nƣớc.
- Nâng cao chất lượng phần text đi kèm
Phần text đi kèm bao gồm tiêu đề và phần tóm tắt nội dung của tác phẩm hoặc chƣơng trình.
Ngƣời biên tập viên cần có cách trình bày tin tức hấp dẫn. 99,47 % số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng tít bài ở mức độ quang trọng. 100 % số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng nội dung thông tin (bản text) phải hấp dẫn, gợi hứng thú cho ngƣời nghe. Có nhƣ thế, họ mới tò mò, hứng thú để nghe nội dung chi tiết của tin tức đó. Qua phỏng vấn sâu với ông Trần Trung Hiếu, trƣởng phòng Radiovietnam.vn, ông cho biết nếu giữ nguyên tít bài của tác phẩm gốc phát trên sóng, sẽ không đạt đƣợc hiệu ứng mong muốn. Đây là khác biệt lớn giữa tác phẩm báo phát thanh truyền thống và tác phẩm báo phát thanh Internet. Trên sóng đài tiếng nói Việt Nam, mỗi tít bài đƣợc phát thanh viên đọc lên trong khoảng 3 giây trong khi toàn bộ tác phẩm kéo dài trong vài phút. Ngƣời nghe không quá chú tâm vào tên tác phẩm và hầu nhƣ không đƣa ra quyết định nghe hay không nghe một tác phẩm dựa trên tit của tác phẩm đó. Nhƣng đối với phát thanh Internet, mỗi thính giả cũng là một độc giả. Họ lựa chọn tác phẩm sẽ nghe dựa trên một danh sách các tít, đi kèm với phần giới thiệu vắn tắt và hình ảnh đi kèm. Trong đó, tít đƣợc bố trí ở vị trí trung tâm, dễ nhìn nhất. Vì vậy, tít (tựa đề) của tác phẩm lại đóng vai trò quyết định đến việc thính giả có nghe tác phẩm đó không.
Để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn, tít của các tác phẩm phải đƣợc đặt lại theo hƣớng gợi mở hơn, gây tò mò hơn. Trong suốt thời gian qua, những ngƣời quản trị hai trang web này đã liên tục nhắc nhở, yêu cầu các biên tập viên đặt tít theo hƣớng này. Tuy nhiên, do thời gian trang web này mở ra chƣa lâu nên đội ngũ biên tập viên vẫn đang trong quá trình học tập, hoàn thiện cách đặt tít sao cho phù hợp với hình thức phát thanh mới mẻ này.
Bên cạnh phần tóm tắt nội dung: đây là phần giá trị gia tăng của Internet radio so với phát thanh truyền thống. Về nguyên lý, ngƣời truy cập sẽ bỏ qua tác phẩm nếu đọc phần tóm tắt trong 10 giây mà không thấy ấn tƣợng. Vì vậy, việc soạn text phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc “tam giác ngƣợc”. Nghĩa là thông tin ấn tƣợng nhất, gây chú ý nhất hoặc gây tò mò nhất phải đƣợc lên ngay câu đầu tiên của đoạn tóm tắt. Tuy nhiên, qua thống kê sơ bộ cho thấy chỉ một tỉ lệ rất nhỏ tác phẩm có phần tóm tắt đáp ứng yêu cầu này. Hơn 50 % tin bài (chủ yếu tin bài ở mục thời sự và tin tức 63 tỉnh thành) vẫn đƣa tin theo kiểu truyền thống, không hấp dẫn ngƣời đọc.
Tóm lại, phần text đi kèm mỗi tác phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định việc thính giả có chọn nghe tác phẩm đó hay không. Viết text ấn tƣợng/gây tò mò là một yêu cầu mới, không hề có trong phát thanh truyền thống. Trên hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn đã có ý thức soạn text theo định hƣớng này. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc chƣa cao và các biên tập viên cần phải tiếp tục học tập, rút kinh nghiệm để cải thiện năng lực viết text trong thời gian tới.
Mặt khác, theo tác giả, hai trang web cần tăng cƣờng những thông tin đồ họa (info grapphic). Infographic hay còn gọi là thiết kế đồ họa thông tin là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hình ảnh trực quan. Những thiết kế này cung cấp những thông tin phức tạp qua thiết kế dƣới
dạng ngắn gọn, rõ ràng bằng ký hiệu, biểu tƣợng, bản đồ, các bài viết kỹ thuật.
Những năm gần đây, Infographic thật sự trở thành tâm điểm chú ý nhƣ một cách để truyền những ý tƣởng và thông tin phức tạp. Công chúng dễ dàng bị thu hút bởi những bài viết có gắn thông tin đồ họa. Đây là một hƣớng mới mà nhiều nƣớc trên thế giới đang thực hiện.
3.3.2.3. Đổi mới toàn diện về hình thức trình bày: Giao diện, khả năng tương tác.
Bên cạnh hình thức hiện tại, thiết nghĩ Radiovietnam.vn cần thay đổi giao diện làm tăng tính tƣơng tác với thính giả. Ví dụ, sau mỗi tin bài có phần bình luận, trao đổi ý kiến của độc giả, thính giả, tạo nên những diễn đàn sôi nổi. Điều này các trang báo mạng khác nhƣ báo điện tử Thanh Niên, báo điện tử Dân Trí đã thực hiện rất tốt.
Vì thế, trong thời gian tới, những ngƣời quản trị nội dung trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn cần cố gắng tạo ra những diễn đàn tranh luận sôi nổi, tăng sự thu hút của công chúng.
Trong bài viết "Internet không thể "hủy diệt" đài phát thanh" đăng trên Wall Street Joumal cách đây gần 4 năm (Linh Giang dịch, Tuanvietnam.net 25-6-2010), bà Vivian Schiller - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Đài phát thanh Quốc gia Mỹ đã khẳng định: "Điện thoại di động là tƣơng lai thứ hai và là món quà may mắn của ngành truyền thanh". Vì thế, việc phát triển các phiên bản website trên thiết bị động nói chung và phát triển phiên bản ứng dụng Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn trên điện thoại di động là vô cùng cần thiết. Hiện nay, phiên bản wap của Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn còn khá đơn giản, chƣa thu hút độc giả. Trong thời gian tới, những ngƣời quản trị nội dung cũng nhƣ kỹ thuật cần nghiên cứu để tạo ra phiên bản mobi hấp dẫn phù hợp hơn cho Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn. Ví dụ nhƣ
ngoài các tin bài nổi bật có thể cho thêm một số chuyên mục hay, đƣợc nhiều độc giả quan tâm.
Ngoài phiên bản wap, Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn đã có ứng dụng trên điện thoại di động. Hai ứng dụng này bƣớc đầu còn khá đơn giản, thời gian load hơi lâu. Trong thời gian tới, ứng dụng sẽ đƣợc cải tiến để phong phú hơn, không chỉ dùng đƣợc trên điện thoại di động, máy tính bảng mà còn ứng dụng đƣợc trên các thiết bị di động khác; thời gian tải nhanh hơn để nhằm thu hút ngƣời sử dụng.
3.3.2.4. Tăng cường quảng bá trên các kênh khác của Đài Tiếng nói Việt Nam
Việc quảng bá những nội dung hay, hấp dẫn của hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn trên các kênh thông tin của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng nhƣ các kênh khác có vị trí vô cùng quan trọng. Trong khoảng thời gian trƣớc (từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2013), việc phối hợp quảng bá này đƣợc phòng Radiovietnam.vn thực hiện rất đều đặn. Tuy nhiên, từ tháng 8/2014, do quá nhiều công việc nên việc phối hợp này đã bị gián đoạn. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, những ngƣời quản trị trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn cần tiếp tục cơ chế phối hợp quảng bá để nhiều độc giả, thính giả biết tới trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn, tăng lƣợng ngƣời truy cập.
Thêm vào đó, hiện nay, nhiều trang báo lớn nhƣ VTV online, Thanh Niên online đều có trang Facebook để chia sẻ những tin bài nổi bật. Việc làm này giúp câu view, tăng like cho trang báo. Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn đều đã có trang Facebook riêng. Tuy nhiên, việc này mới chỉ đƣợc ngƣời trong phòng Radiovietnam.vn thực hiện từ tháng 9 năm 2014. Công tác update tin bài lại chƣa thƣờng xuyên, chƣa hấp dẫn nên chƣa thu hút
Tiểu kết chƣơng 3
Theo PGS.TS Đức Dũng, “cơ chế thị trƣờng hiện nay ở nƣớc ta đã làm thay đổi tâm lý và nhu cầu của ngƣời nghe radio. Các chƣơng trình phát thanh hiện đại phải mang đậm hơi thở của cuộc sống, gần gũi với mọi đối tƣợng nghe đài, đƣợc truyền dẫn, phát sóng trên nền tảng công nghệ phát thanh hiện đại, đảm bảo chất lƣợng âm thanh với độ nét cao. Đây cũng là một yêu cầu đối với phát thanh trên con đƣờng hiện đại hóa chính mình bằng cách chiếm lĩnh công nghệ tiên tiến” [17,tr.271].
Công chúng hiện đại có những đặc điểm riêng, đòi hỏi riêng. Nắm đƣợc những đòi hỏi, đặc điểm của công chúng chính là yếu tố quan trọng giúp một tờ báo hay một trang tin điện tử thu hút đƣợc độc giả. Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn đang bƣớc đầu hƣớng tới lớp công chúng mới của phát thanh Internet ở Việt Nam. Đây là một hƣớng đi đúng đắn và giàu tiềm năng. Tuy nhiên, để thực sự chinh phục đƣợc công chúng hiện đại, đây là một vấn đề không dễ thực hiện.
Để quá trình sử dụng audio trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn đạt hiệu quả cao cũng nhƣ phát triển phát thanh Internet ở Việt nam cần phải thực hiện tuần tự theo một chiến lƣợc cụ thể lâu dài. Đối với bất cứ một tờ báo hay trang tin điện tử nào, con ngƣời và hạ tầng kỹ thuật cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của chúng. Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn cũng không nằm ngoài vòng ảnh hƣởng này. Xét về nhân lực, đội ngũ biên tập viên, phóng viên, MC của phòng Radiovietnam.vn (đơn vị sản xuất nội dung cho hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn) chƣa cao. Ít ngƣời thực sự có chuyên môn, nghiệp vụ về báo chí. Có nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của những ngƣời sản xuất tin bài thì mới có thể nâng đƣợc chất lƣợng nội dung trên hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn.
Xét về mặt hạ tầng kỹ thuật, trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn có hạ tầng kỹ thuật tƣơng đối hiện đại. Tuy nhiên, nhiều khi hệ thống hay gặp những trục trặc nhỏ. Có khi truy cập vào trang chủ, độc giả đọc đƣợc thông báo “Hệ thống đang đƣợc nâng cấp. Xin vui lòng trở lại sau”. Đây là một điểm trừ trong mắt độc giả. Thêm vào đó, hai trang chƣa có khả năng lƣu trữ tin bài dữ liệu trong thời gian dài (đã phân tích kỹ ở trên). Phiên bản trên các thiết bị di động chƣa thật sự hấp dẫn…
Trong thời gian qua, những ngƣời xây dựng nội dung trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn đã cố gắng để nâng cao chất lƣợng nội dung cũng nhƣ hình thức của hai trang. Và những cố gắng này đã bƣớc đầu đƣợc công chúng đón nhận. Tuy nhiên, trong thời gian tới, thiết nghĩ, những ngƣời xây dựng nội dung cũng nhƣ quản trị kỹ thuật của hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn cần nỗ lực hơn nữa để đƣa hai trang web này có chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng.
KẾT LUẬN
Phát thanh là một phƣơng tiện truyền thông không thể thay thế hay loại bỏ, cho dù trong thời đại bùng nổ thông tin có sự cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình truyền thông đại chúng. Xã hội càng phát triển thì phát thanh càng đổi mới, phát huy hết sức lợi thế của mình, để không bị tụt hậu so với các phƣơng tiện truyền thông khác, nhằm mang đến cho công chúng những thông tin bổ ích nhất, định hƣớng dƣ luận xã hội tới một xã hội tốt đẹp hơn.
Phát thanh truyền thống với những đặc điểm cố hữu khó lòng có thể giữ chân thính giả. Sự ra đời và phát triển của phát thanh Internet mà tiêu biểu là hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn là một xu thế tất yếu của truyền thông trong thời đại kỹ thuật số. Nó cũng là một bƣớc tiến tới mang lại sự tiện ích cho công chúng trong quá trình tiếp nhận thông tin: nhanh chóng, chủ động và mang tính tƣơng tác cao.
Tại Việt Nam, phát thanh Internet là hƣớng đi hoàn toàn mới mẻ. Trên thực tế phát thanh Internet mới vừa manh nha xuất hiện ở nƣớc ta. Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn là một trong số những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này. Việc chỉ ra những khó khăn, thuận lợi cũng nhƣ thành công, hạn chế của phát thanh Internet ở Việt Nam nói chung, trên hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn nói riêng là điều vô cùng cần thiết. Đây cũng là vấn đề chính mà luận văn tập trung giải quyết. Ở chƣơng 1, tác giả đã trình bày các khái niệm về audio, trang web, phát thanh truyền thống, phát thanh hiện đại, phát thanh Internet...và vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về phát thanh Internet ở trên thế giới, khái quát sự phát triển của phát thanh Internet ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, chƣơng 2, tác giả tiếp tục đi sâu vào khảo sát vấn đề sử dụng audio trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn. Qua khảo sát, có thể thấy rõ những khác biệt của việc sử dụng audio (âm thanh) trên phát thanh
Internet so với phát thanh truyền thống. Toàn bộ những nhƣợc điểm của phát thanh truyền thống đã đƣợc phát thanh Internet khắc phục hoàn toàn.
Ở chƣơng 3, tác giả đã phân tích những thành công, hạn chế mà hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn đã đạt đƣợc. Từ đó, bƣớc đầu đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp việc sử dụng audio trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn đƣợc hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển phát thanh Internet ở Việt Nam nói chung.
Ở nƣớc ta, tiềm năng của phát thanh Internet vô cùng lớn bởi sự tăng trƣởng nhƣ vũ bão của Internet và thuê bao di động, nhu cầu sử dụng smart phone cũng tăng theo cấp số nhân từng ngày. Bởi vậy, phát thanh Internet là một mảnh đất giàu hứa hẹn, song vẫn chƣa đƣợc các cơ quan báo chí truyền thông, các nhà mạng chú ý đúng mức. Ngoài Đài Tiếng nói Việt Nam, nhiều đơn vị có nguồn lực khác tỏ ra khá thờ ơ trong khi hoàn toàn đủ khả năng xây dựng, phát triển và thu lợi nhuận kinh tế từ phát thanh Internet, hoặc có làm nhƣng chỉ làm hời hợt theo kiểu “đem con bỏ chợ”. Dễ hiểu vì sao phát thanh Internet nƣớc ta vẫn chậm phát triển và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.