Theo PGS.TS Đức Dũng, “phát thanh hiện đại không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát triển của phát thanh truyền thống. Đó là sự thay đổi phƣơng thức trong sản xuất các chƣơng trình phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng. Sự thay đổi của phƣơng thức sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng và kỹ thuật công nghệ mới mà còn đòi hỏi kỹ năng tác nghiệp mới để tạo ra chất liệu nội dung và hình thức chƣơng trình mới, dẫn tới hiệu quả tác động khác so với trƣớc và cuối cùng là tạo ra lớp công chúng mới” (Bài giảng tại Lớp Cao học Báo chí K.16, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tháng 9/2013).
Trong phƣơng thức sản xuất các chƣơng trình phát thanh hiện đại, những ƣu thế của phát thanh truyền thống vẫn đƣợc phát huy mạnh mẽ và lại nhận đƣợc sự hỗ trợ đắc lực từ khoa học công nghệ nên càng hấp dẫn và hiệu quả hơn .
Theo TS Trƣơng Thị Kiên, “phát thanh hiện đại, trƣớc hết là phát thanh hiện nay, sau nữa, và là điều quan trọng, phát thanh hiện đại phải là nền phát thanh đang áp dụng những phát minh, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất, tiên tiến nhất trong lĩnh vực truyền thông phát thanh. Những phát minh, sáng tạo đó có khả năng đem lại hiệu quả cao trong tiếp nhận của thính giả và đem lại những giá trị hữu ích cho đời sống xã hội” [31, tr.24].
- Về điều kiện kỹ thuật:
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, phát thanh bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ với sự thay đổi về phƣơng tiện kỹ thuật cũng nhƣ trang thiết bị máy móc, đƣờng truyền, dây dẫn, chuyển từ phát thanh sóng AM, FM rồi FM stereo và bây giờ là phát thanh kỹ thuật số DAB (Digital Audio Broadcasting), cùng với đó là việc áp dụng công nghệ phát thanh trực tiếp.
Nhƣ vậy, khi kỹ thuật số ra đời, phát thanh cũng đã có những bƣớc phát triển nhảy vọt. Đây chính là mốc chuyển từ phát thanh truyền thống sang phát thanh hiện đại.
- Về điều kiện xã hội:
Nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao hơn, đa dạng hơn. Sự cạnh tranh thông tin khốc liệt với quy mô toàn cầu giữa các loại hình truyền thông. Tất cả những yếu tố đó đã dẫn đến sự ra đời của phát thanh hiện đại.
Tại Việt Nam, phát thanh hiện đại bắt đầu xuất hiện từ năm 1993 khi tổ chƣ́c SIDA của Thu ̣y Điển tài trợ cho Viê ̣t Nam dƣ̣ án phát triể n phát thanh ở đi ̣a phƣơng. Phát thanh hiện đại phát triển ở nƣớc ta dƣới hình thƣ́c đầu tiên là phát thanh trực tiếp rồi sau đó là phát thanh online (phát thanh trên mạng Internet). Riêng hình thức phát thanh nhìn (chủ yếu trên điện thoại di động) vẫn chƣa xuất hiện trong nƣớc.
1.3.2.1. Ưu điểm của phát thanh hiện đại
Phát thanh hiện đại tận dụng tối đa những thành quả của công nghệ hiện đại và truyền thông đa phƣơng tiện, nhằm mang đến cho công chúng những “bữa ăn tinh thần” thịnh soạn. Những nhƣợc điểm của phát thanh truyền thống nhƣ: Công chúng chỉ tiếp nhận thông tin qua duy nhất một giác quan là tai nghe; nặng tính độc thoại; khó diễn tả đƣợc những hình ảnh phức tạp; độ xác thực của thông tin không cao; thính giả khó nhớ đƣợc toàn bộ
Công chúng của phát thanh hiện đại đƣợc tiếp nhận thông tin qua nhiều kênh, không chỉ nghe mà còn có thể nhìn (phát thanh bằng hình ảnh), không chỉ nghe một lần một cách bị động mà có thể nghe nhiều lần một cách chủ động (phát thanh trên mạng, phát thanh di động…)
Nếu ở phát thanh truyền thống, thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian, ngƣời nghe phải theo dõi một cách tuyến tính từ đầu đến cuối thì giờ đây thính giả có thể hoàn toàn chủ động quyết định nghe lúc nào, nghe ở đâu, nghe nội dung nào.
Thay cho việc nghe đài theo lịch phát sóng cố định, thính giả có xu thế nhấn mạnh yếu tố “thời gian theo ý tôi”. Vấn đề đặt ra không còn là trực tuyến hay không trực tuyến (online/offline) mà là thời gian thực của tôi với thời gian thực của bạn (my time vs. your time)
Các chƣơng trình radio trên mạng hoặc di động còn cho phép thính giả tải về nghe offline trên máy của mình ngoài việc nhấn vào các tiêu đề để nghe trực tuyến, thậm chí có thể trực tiếp gửi tặng chƣơng trình đó cho một thuê bao nếu muốn (đối với phát thanh trên di động).
Khả năng phủ sóng của phát thanh trên mạng cao tƣơng đƣơng với báo điện tử và có khả năng vƣợt ra ngoài biên giới tốt hơn rất nhiều so với phát thanh truyền thống, báo hình và báo in. Do không phát bằng công nghệ analog nên phát thanh trên Internet không bị phá sóng khi vƣơn ra nƣớc ngoài. Với một chƣơng trình phát thanh trên mạng, ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nếu có mạng, thính giả vẫn có thể nghe đƣợc.
1.3.2.2. Nhược điểm của phát thanh hiện đại
Phát thanh hiện đại dựa vào nền tảng công nghệ kỹ thuật cao. Do đó, nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo, chất lƣợng âm thanh, sản phẩm phát thanh tới với công chúng, thính giả sẽ bị ảnh hƣởng vô cùng lớn. Chi phí để trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho phát thanh hiện đại không hề
nhỏ. Nếu không đủ nguồn lực, khó lòng có thể phát triển phát thanh hiện đại một cách bài bản.
Thêm nữa, thính giả cần sử dụng một phƣơng tiện hiện đại (máy tính nối mạng, điện thoại di động 3G,…) mới có thể tiếp cận đƣợc phát thanh hiện đại. Nhƣ vậy, phải là ngƣời tiếp cận, sử dụng đƣợc công nghệ hiện đại, và có điều kiện kinh tế nhất định mới có thể nghe phát thanh hiện đại. Điều này giới hạn và thu hẹp lƣợng thính giả của phát thanh hiện đại rất nhiều. Trong khi đó, với phát thanh truyền thống, chính sự đơn giản, tiện lợi và giá thành rẻ lại “níu chân” ngƣời nghe và là một thế mạnh.
Đặc biệt, một số chƣơng trình phát thanh hiện đại tính phí ngƣời nghe khi muốn tải chƣơng trình về máy tính hoặc điện thoại di động. Đây cũng là một nhƣợc điểm làm giảm sức cạnh tranh của hình thức phát thanh mới này. Trong khi truyền hình hay báo in đua nhau giảm giá thành sản phẩm, khách hàng chỉ phải trả phí rất thấp, thậm chí là đƣợc miễn phí vẫn có thể đƣợc thụ hƣởng các sản phẩm thông tin thì việc tính phí đối với phát thanh hiện đại là một rào cản khá lớn đối với thính giả. Công chúng không dễ dàng bỏ tiền túi để đƣợc nghe phát thanh (nhất là khi mức sống của ngƣời dân nƣớc ta chƣa cao). Do đó để có thể vừa giữ chân thính giả, vừa đảm bảo đƣợc doanh thu, ngƣời làm phát thanh hiện đại cũng nên cân nhắc để có một mức phí thực sự phù hợp.