III. PHẦN KẾT LUẬN 2 Ý nghĩa của đề tài:
1.2.2. Tự học, kĩ năng tự học
1.2.2.1. Khái niệm tự học
* Học :
Là quá trình nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại, nhắc đi nhắc lại để ghi nhớ, để bắt chước, để làm[1; 196; 197]. Bản chất của hoạt động học là quá trình nhận thức để nắm vững kiến thức, KN, kĩ xảo. Trong quá trình đó, người học phải tích cực vận dụng các thao tác tư duy để lĩnh hội, ghi nhớ, luyện tập, vận dụng các khái niệm khoa học. Vai trò chủ thể của người học trong quá trình nhận thức là vô cùng quan trọng. GV giữ vai trò là người hướng dẫn, kích thích sự năng động của HS và khơi gợi, bồi dưỡng tính tích cực, tự giác, tư duy độc lập sẽ tạo cơ sở vững chắc cho mọi sự học tập.
*Tự học:
Có rất nhiều khái niệm về tự học, như: theo Từ điển Giáo dục học “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện KN thực hành không có sự HD trực tiếp của GV và sự quản lí trực tếp của cơ sở GD” [1; 458]. Tự học có thể bằng cách tự đọc tài liệu, sách giáo khoa, nghe đài, xem truyền hình, tham quan bảo tàng, triển lãm…
Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm. Có thầy hay không ta không cần biết. Người tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào cũng được; đó mới là điều kiện quan trọng.
Tổng hợp những quan niệm trên, chúng ta có thể thấy tự học có những tính chất đặc điểm cơ bản như: chú trọng đến cách học và tính tự giác, tích cực trong học tập; tự mình quyết định việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, PP, hình thức, phương tiện cho hoạt động học tập; tự mình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập; tự mình kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh việc học tập của mình.
Có thể quan niệm về tự học như sau: Tự học là người học tự mình quyết định việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện cho hoạt động học tập, từ đó xây dựng và tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh việc học tập của bản thân với tinh thần tự giác, tích cực cao độ nhất.
1.2.2.2. Kĩ năng tự học
b) Khái niệm kĩ năng tự học
* Khái niệm: Kĩ năng tự học là khả năng vận dụng có kết quả những kiến thức và phương thức thực hiện của một người các hành động đã được lĩnh hội một cách tích cực, tự giác để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành của mình.
* Các loại kĩ năng tự học: Nhiều tác giả đã đưa ra các nhóm kĩ năng khác nhau, tập trung chủ yếu vào những nhóm sau:
- Nhóm kĩ năng tự xác định mục đích và động cơ học tập: + Tự xác định nhu cầu, mục đích học tập
+ Tự xây dựng động cơ học tập
Đây là nhóm kĩ năng quan trọng đối với hoạt động tự học, vì nếu không có động cơ, mục đích thì sẽ không có hứng thú, không xác định được phương hướng hành động, từ đó sẽ không có hoạt động nhận thức.
+ Tự xây dựng kế hoạch học tập + Tự thực hiện kế hoạch
+ Tự đánh giá kết quả
- Nhóm kĩ năng tự học nội dung học tập: + Kĩ năng nghe – hiểu
+ Kĩ năng nghe – ghi
+Kĩ năng phát hiện – giải quyết vấn đề
-Nhóm kĩ năng thực hiện tự học: Kĩ năng tự thu nhận thông tin về nội dung khoa học; kĩ năng lưu trữ thông tin; kĩ năng tự kiểm tra đánh giá; kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề….
Từ đó, kĩ năng tự học có cấu trúc gồm: + Nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của tự học
+Thái độ tích cực, tự giác nghiêm túc, kiên trì trong tự học +Hành động hợp lí và hiệu quả