Thuế nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 34 - 36)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3.1.1. Thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.

Thuế nhập khẩu có những đặc điểm sau25:

25 <http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-thuc-tien-ap-dung-phap-luat-thue-nhap-khau-va-giai-phap-nham-khac- phuc-nhung-han-che-bat-cap-cua-phap-luat-39038/>, xem 12/05/2019

27

Thứ nhất, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép

vận chuyển qua biên giới. Thuế nhập khẩu không tác động vào đối tượng nhập khẩu là các loại hình dịch vụ.

Thứ hai, thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc gián thu: nếu

nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu thì khoản thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu; ngược lại khi nhà nhập khẩu đã nộp xong thuế nhập khẩu và bán số hàng hóa đó cho người khác thì khoản thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế gián thu.

Thứ ba, thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi

quốc gia trong từng thời kỳ bởi hoạt động ngoại thương là một trong những hoạt động cơ bản của nền kinh tế đối ngoại mà thuế nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại thương của Nhà nước.

Thứ tư, thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố hội

nhập nền kinh tế của quốc gia. Các yếu tố cơ bản chi phối đến chính sách thuế như nhu cầu thu ngân sách nhà nước, yếu tố thực trạng kinh tế xã hội, chính sách thuế nhập khẩu phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.

Tác động tích cực:

+ Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm do hàng nhập khẩu bị giảm bớt, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống xã hội.

+ Thuế quan nhập khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

+ Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho những ngành công nghiệp còn non trẻ, có khả năng cạnh tranh còn yếu trên thị trường quốc tế phát triển.

+ Thuế quan nhập khẩu có thể điều chỉnh hàng hóa từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước.

+ Thuế quan nhập khẩu có tác động chính sách phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư; từ người tiêu dùng sản phẩm nội địa sang nhà sản xuất trong nước và chính phủ, chính phủ có thể sử dụng nguồn thu này để làm phúc lợi xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo có cuộc sống tốt hơn.

Tác động tiêu cực

+ Thuế nhập khẩu làm cho giá trị hàng hóa trong nước cao vượt hơn mức giá nhập khẩu và chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế này. Điều đó đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu và làm hạn chế mức nhập khẩu thiệt hại lợi ích người tiêu dùng.

28

+ Thuế quan nhập khẩu khuyến khích một số doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả trong nước gây tổn thất cho nhà sản xuất và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

+ Về lâu dài thuế quan nhập khẩu sẽ tạo ra những vấn đề buôn lậu, trốn thuế tạo nền sản xuất nội địa kém hiệu quả, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)