Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 76 - 77)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.1. Đối với nhà nước

Thứ nhất, rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp

luật về phòng vệ thương mại để phù hợp với thực tiễn, khắc phục những khó khăn, thiếu sót và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ

Thứ hai, tăng cường các hoạt động hỗ trợ, tư vấn miễn phí để giảm chi phí

cho doanh nghiệp. Trong khi trách nhiệm chi phí cho việc kiện chủ yếu thuộc về doanh nghiệp, vẫn có những cách thức nhất định để giảm bớt gánh nặng này cho doanh nghiệp, ví dụ thông qua các dịch vụ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp từ các tổ chức chuyên môn ở các khía cạnh phù hợp (tư vấn ban đầu, tư vấn lựa chọn công cụ PVTM thích hợp, tư vấn lựa chọn chuyên gia pháp lý có chất lượng…).

Thứ ba, cần chú ý rằng một khoản tài chính lớn của doanh nghiệp trong việc

đi kiện là dành cho việc tìm kiếm, mua, tập hợp các thông tin cần thiết phục vụ yêu cầu về bằng chứng hỗ trợ đơn kiện. Do đó, nếu có thể cải thiện cơ chế minh bạch hóa thông tin (đặc biệt là các thông tin sẵn có từ các cơ quan quản lý Nhà nước) thì đây sẽ là hỗ trợ đặc biệt có ý nghĩa cho doanh nghiệp.

Thứ tư, đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ hàng hóa thông qua việc tăng cường

hiệu quả của công tác cấp và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ (C/O); tăng cường công tác kiểm tra, đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa trên phạm vi toàn quốc; hoàn thiện các quy định về quy tắc xuất xứ nhằm thực hiện hiệu quả các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tăng cường đàm phán trong các khuôn khổ đa phương và các Hiệp định thương mại tự do để thống nhất các quy tắc xuất xứ cụ thể, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc cấp C/O;

69

Thứ năm, đề cập đến tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước

những tháng đầu năm, những mặt hàng và những thị trường có dấu hiệu bất thường, qua đó, các đơn vị khẳng định sẽ theo dõi sát sao các thị trường, phối hợp chặt chẽ với hệ thống thương vụ tại nước ngoài để có những cảnh báo sớm nhất cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt.

Thứ sáu, liên tục cập nhập chính xác các bản tin phòng vệ thương mại và

nâng cao hiệu quả trên hệ thống cảnh báo sớm để doanh nghiệp theo dõi và có các biện pháp kịp thời để tránh bị áp dụng phòng vệ thương mại, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, hướng tới xuất khẩu bền vững;

Thứ bảy, tập trung triển khai Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống

lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” đã đề ra. Trong đó Tổng cục Quản lý thị trường lồng ghép kế hoạch công việc với Đề án 824 để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nước, người tiêu dùng; xây dựng cơ chế phối hợp triển khai Đề án; chú trọng cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý, các hiệp hội doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)