Hạn Chế, Khó khăn

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 67 - 68)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.3. Hạn Chế, Khó khăn

Thứ nhất, thời gian qua, thông tin hàng hóa của Việt Nam đến thị trường

nước ngoài còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, nhiều báo chí trong và ngoài nước liên tục phản ánh hàng hóa Việt Nam có gian lận xuất xứ. Cho nên, các nước đã đặt nghi vấn về việc một lượng lớn hàng hóa của các nước khác di chuyển sang Việt Nam để gian lận xuất xứ, nhằm tận dụng tối đa ưu đãi thuế xuất khẩu. Vì vậy, các nước sẽ sử dụng tới các công cụ phòng vệ thương mại nhiều hơn để bảo vệ lợi ích của mình trong cuộc cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.

52<http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/12164-phong-ve-thuong-mai-doanh-nghiep-nen-lam-gi>, xem 26/5/2019

60

Thứ hai, thị trường hội nhập ngày càng được mở rộng, hợp tác ngày càng đa

dạng phong phú nhưng phần lớn các doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên vẫn chưa chuẩn bị được nguồn lực đủ mạnh, đủ khả năng để đối phó với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại có thể xảy ra bất kỳ lúc nào vì dù có đội ngũ tư vấn nhưng vẫn còn thiếu chuyên môn và kinh nghiệp giải quyết về cạnh tranh phòng vệ thương mại của quốc tế.

Thứ ba, các cơ quan tổ chức chưa hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường các

nước cũng như nghiên cứu và nắm bắt thị trường quốc tế thật sự hiệu quả, hành lang pháp lý chưa thật sự rõ ràng làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn. Cơ quan chức năng chưa đưa ra một chiến lược rõ ràng, cụ thể giúp cho các doanh nghiệp đi đúng hướng tránh gặp các rủi ro. Khi việc kháng kiện xảy ra thì sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, hiệp hội và Chính phủ chưa cao và thống nhất.

Thứ tư, để phòng tránh rủi ro trong các vụ kiện phòng vệ thương mại từ nước

xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải có đầy đủ thông tin quan trọng và chính xác. Tuy nhiên khả năng tiếp cận thông tin về các vụ việc phòng vệ thương mại của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là các thông tin quan trọng mang tính chất cảnh báo sớm cho doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro tại thị trường xuất khẩu.

Thứ năm, các doanh nghiệp chưa đưa công cụ phòng vệ thương mại cần tính

tới việc sử dụng công cụ này trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình, dự phòng các biện pháp khi các vụ kiện về phòng vệ thương mại xảy ra. Từ đó có sự chuẩn bị về con người, nguồn lực, tài chính cho vụ kiện.

Thứ sáu, khi doanh nghiệp thực hiện vụ kiện phòng vệ thương mại gặp nhiều

khó khăn trong thủ tục hành chính và tính chất của vụ việc phòng vệ thương mại rất phức tạp trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chính bởi vậy đây cũng là một trong những rào cản làm cho khả năng sử dụng công cụ phòng vệ thương mại trở nên hạn chế.

Thứ bảy, năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, trong

khi chi phí để kháng kiện rất cao, để thành công có thể cần phải thuê luật sư tư vấn dày dạn kinh nghiệm từ chính nước khởi xướng điều tra. Một số doanh nghiệp còn tâm lý né tránh, không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ vào công tác kháng kiện trong khi sự tham gia vào toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc lại có vai trò quyết định cơ hội thành công cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)