Tình hình chung doanh nghiệp Việt nam

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 65 - 67)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.1. Tình hình chung doanh nghiệp Việt nam

Hiện nay, bất cứ hàng hoá xuất khẩu nào cũng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra áp dụng PVTM. Số lượng vụ việc PVTM ngày càng gia tăng không ngừng, đột biến so với những năm trước. Các vụ việc cũng diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Đặc biệt, phát sinh nhiều xu hướng mới trong các vụ kiện PVTM như: kiện chùm; kiện chống lẩn tránh thuế; kiện domino... Trong xu hướng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, thời gian gần đây, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại, xu thế áp dụng biện pháp PVTM với Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng lên với tất cả các đối tác trên thế giới. Đặc biệt, với những quốc gia có tăng trưởng nóng của các mặt hàng xuất khẩu, ngoài các biện pháp áp thuế, chống bán phá giá, chống trợ cấp, họ sẽ còn có quyền áp dụng thuế tự vệ. Đây là thực tế đã diễn ra với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam từ dệt may, da giày, cá tra, tôm cho đến rau quả trái cây cũng đều bị áp dụng.

“Tại Hội nghị Tổng kết thực thi pháp luật về PVTM và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 29/6/2016. Đã cung cấp kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về PVTM ở Việt Nam đối với hàng hóa nước ngoài gần đây của VCCI. Theo đó, trong số 1.000 doanh nghiệp được khảo sát có 15,9% doanh nghiệp không hiểu; 63,21% doanh nghiệp có nghe nói nhưng không hiểu biết gì sâu; 19,81% doanh nghiệp đã từng tìm hiểu sơ sơ và chỉ có 1,89% doanh nghiệp đã tìm hiểu tương đối kỹ PVTM. Đây là điều rất đáng lo ngại trong bối cảnh Việt Nam hội nhập rất sâu rộng với kinh tế thế giới.”50

Cũng theo khảo sát này, vấn đề thông tin đang là một rào cản khá lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi chỉ có 3% doanh nghiệp nói có thể có thông tin cần thiết để đi kiện, 62% có nhưng không đầy đủ và 35% doanh nghiệp hoàn toàn không thể tiếp cận thông tin.

50 <http://chongbanphagia.vn/kien-phong-ve-thuong-mai--con-bo-ngo-nhieu-vu-viec-n15261.html>, xem 26/7/2019

58

Biểu đồ: 2.5. Mức độ hiểu biết của Doanh nghiệp Việt Nam về PVTM

Trước tình hình này, tìm hiểu về thực trạng của doanh nghiệp, cũng như khả năng sử dụng công cụ Phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích của mình thì có thể nhìn nhận và đánh giá doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây với xu hướng hội nhập đã làm được một số điểm tích cực và còn gặp một số hạn chế, khó khăn như sau:

2.3.2. Tích cực

Thứ nhất, “các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn

đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn về phòng vệ thương mại, tìm hiểu quy định pháp luật của các nước cũng như tìm hiểu xem thị trường đó đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng. Họ có đội ngũ luật sư hoặc các chuyên gia pháp lý để tư vấn, tìm hiểu những vấn đề liên quan tới kinh tế, kế toán, tài chính, luật pháp ở các nước khi tiến hành xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Thứ hai, doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tìm hiểu các văn bản quy

phạm pháp luật về phòng vệ thương mại để nhận được sự giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước. Cùng đó, tìm hiểu quy trình thủ tục để có thể tham vấn, sử dụng ngay biện pháp phù hợp khi có hiện tượng hàng hóa nước ngoài gây sức ép cạnh tranh không công bằng. Các doanh nghiệp đã liên lạc nhiều hơn với Bộ Công Thương để được tư vấn kịp thời về những thay đổi pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật của các thị trường xuất, nhập khẩu. Từ đó, có thể hoạt động kinh doanh trong hành lang pháp lý an toàn, đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài.”51 51<https://bnews.vn/phong-ve-thuong-mai-doanh-nghiep-nen-lam-gi-/104286.html>, xem 26/5/2019 15.9 63.21 19.81 1.2 không hiểu

có nghe nói nhưng không hiểu gì sâu

đã từng tìm hiểu sơ sơ

59

Thứ ba, xác định rõ chiến lược, mục tiêu cho từng thị trường cụ thể không

định hướng chung như trước đây. Họ biết xây dựng nên một khối đoàn kết trong nước, tạo nên một khối sức mạnh tổng thể để đủ sức cạnh tranh và đi xa hơn trong thời kì hội nhập này. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam nhận biết được cần tập trung nâng cao về khả năng cạnh tranh, xem xét chiến lược xuất khẩu để phòng ngừa rủi ro.

Thứ tư, “Các doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển tư duy tích cực, chủ động

bảo vệ mình trong sân chơi hội nhập. Trong cả khởi kiện và kháng kiện, doanh nghiệp đã quan tâm tới vấn đề xem xét phòng vệ thương mại là một chiến lược kinh doanh dài hạn. Các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được tình hình, theo dõi giá cả hàng hóa trên thị trường nội địa và nước ngoài.”52

Thứ năm, kinh nghiệm của chúng ta trong các vụ kiện phòng vệ thương mại

ngày càng cao, sự cọ xát với thị trường nước ngoài giúp các doanh nghiệp ngày càng tự tin với hàng hóa để xuất, nhập khẩu. Hơn thế nữa số vụ việc kiện phòng vệ thương mại đang ngày càng nâng cao. Điều này là tín hiệu tích cực cho thấy khả năng vận dụng công cụ này của nước ta. Khái niệm về phòng vệ thương mại không còn mơ hồ đối với các doanh nghiệp.

Thứ sáu, Các doanh nghiệp đã liên kết được với các doanh nghiệp nước ngoài

cùng quyền lợi để cùng nhau bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ngoài ra, điều này được thể hiện ở trong nước giữa các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng có thêm nhiều hiệp hội được liên kết với nhau cùng chung mục đích. Đây là sự liên kết cần thiết để cùng định hướng phát triển. Đối với trong phòng vệ thương mại thì việc liên kết có ý nghĩa hết sức to lớn, bởi chỉ có liên kết với nhau thì Việt Nam mới có khả năng khởi kiện nhanh khi có dấu hiệu gây tổn hại ngành sản xuất trong nước. Điều kiện tỉ lệ phần trăm để khởi kiện là một điều kiện cần cho việc khởi xướng vụ kiện phòng vệ thương mại theo quy định của WTO và pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)