B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.1. Số lượng vụ việc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu bị kiện Phòng vệ
thương mại (tính đến tháng 6/2019)
Biểu đồ: 2.2. Thể hiện tổng số vụ việc Việt nam bị kiện
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Trước 2014 2014 2015 2016 2017 2018 T6/ 2019 5 2 0 2 1 4 1 41 4 12 7 7 6 5 14 4 1 1 3 7 0 chống trợ cấp chống bán phá giá Tự vệ
48
(xem thêm tại bảng số 3,4,5 phụ lục)
Biểu đồ: 2.3. Các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam theo thị trường (tính đến tháng 11/2018)
(Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương)
Biểu đồ: 2.4. Các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam theo sản phẩm (tính đến tháng 11/2018)
49
(Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương)”44
Nhận xét chung:
Thời gian qua, các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng áp dụng nhiều hơn các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM). Đặc biệt, khi chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng tại một số nước, số lượng các vụ việc liên quan đến PVTM trên thế giới và ở Việt Nam cũng gia tăng nhanh, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Tính đến Tháng 6 năm 2019, Việt Nam đã phải đối mặt với 127 vụ điều tra PVTM, bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Trong đó mỗi năm đều phát sinh các vụ việc chống bán phá giá và tăng nhiều nhất từ năm 2015 trở lại đây (trung bình mỗi năm có 7 vụ, đỉnh điểm là 12 vụ năm 2015) phát sinh đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Các vụ điều tra chống trợ cấp xảy ra tuy có muộn hơn chống bán phá giá nhưng mỗi năm cũng có từ 1 - 2 vụ việc, riêng năm 2018, Việt Nam đã phải đối mặt với 4 vụ việc đến từ các quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, thời gian qua Việt Nam cũng đối mặt với 30 vụ điều tra tự vệ. Ngoài ra, nếu tính trung bình vụ việc, tính đến tháng 6 năm 2019 thì mỗi tháng diễn ra một vụ kiện. Điều này cho thấy tỉ lệ vụ việc bị kiện ngày càng có xu hướng tăng nhanh và tập trung vào các vụ kiện bán phá giá.
Phạm vi sản phẩm bị điều tra áp dụng các biện pháp PVTM ngày càng đa dạng. Trước đây, các sản phẩm của Việt Nam bị điều tra thường tập trung ở các sản phẩm như thép, dệt may, giày dép hay thủy sản…thì hiện nay sản phẩm khác cũng bị điều tra áp dụng biện pháp PVTM kể cả các sản phẩm ít ai ngờ đến như đinh thép, túi dệt, mắc áo thép…
Nhìn chung tổng thế có thể thấy rằng số lượng vụ việc đang ngày càng có xu hướng tăng cao và đa dạng đến từ nhiều quốc gia khác nhau, đây là hệ quả tất yếu của xu hướng hội nhập, Việt nam đang tham gia và ký kết nhiều hiệp định FTA, với xu hướng này nền kinh tế được hội nhập và phát triển, theo lẽ đó sẽ mang đến những thách thức nhất định, trong đó việc bị kiện về phòng vệ thương mại là điều tất yếu. Bởi các nước, với chủ nghĩa bảo hộ nền sản xuất nội địa, Nên việc điều tra và sử dụng công cụ này ngày càng gắt gao. Bên cạnh đó, nước ta là nền kinh tế non trẻ, các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó với tình hình này. dẫn đến việc chịu nhiều thiệt hại trong các vụ kiện mà không có tính kháng cự cao.