Ngành sản xuất khởi kiện vụ việc

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 52 - 53)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.3.2. Ngành sản xuất khởi kiện vụ việc

Phòng vệ thương mại được thực thi thì có thể nói các nhà sản xuất trong nước là đối tượng chịu sự tác động nhất. Theo đó, ảnh hưởng từ vụ việc phòng vệ thương mại đem lại cho các nhà sản xuất trong nước một số thuận lợi, khó khăn nhất định được thể hiện ở một số khía cạnh như sau:

+ Thuận lợi

“Khả năng phát triển thị trường, cơ hội để doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm không những trên những thị trường cũ mà còn trên các thị trường mới.

Khả năng phát triển sản phẩm: cơ hội để doanh nghiệp lựa chọn các sản phẩm mới kể cả sản phẩm cải tiến để đưa vào tiêu thụ trên các thị trường hiện tại.

45

Khả năng đa dạng hoá: cơ hội để doanh nghiệp mở rộng, phát triển hoạt động thương mại trên cơ sở đưa ra các sản phẩm mới vào bán trên các thị trường mới, kể cả hoạt động trên lĩnh vực không truyền thống.

Đa dạng hoá sản phẩm tiêu thụ những sản phẩm mới trên thị trường mới thuộc lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh truyền thống của doanh nghiệp.

Các nhà sản xuất có thể chủ động tấn công vào thị trường, phá vỡ mối liên hệ giữa khách hàng và những nhà cung cấp nước ngoài. Chính điều này loại bỏ trực tiếp một cách có hiệu quả sự so sánh sản phẩm của người tiêu dùng và sự cạnh tranh chủ yếu từ trong nước và ngoài nước.

Doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận được với người tiêu dùng, tạo nên được niềm tin vào sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp có đủ điều kiện thuận lợi để khai thác và thu lợi nhuận cao hơn nhiều lần.”43

Đặc biệt nhà sản xuất xây dựng được chiến lược phát triển thị trường: tìm kiếm những thị trường mới mà nhu cầu của những thị trường đó có thể đáp ứng được những sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.

+ Khó khăn

Việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không phải khi nào cũng luôn có lợi cho các doanh nghiệp, chẳng hạn như nếu áp dụng biện pháp tự vệ, mặc dù có thể bảo vệ nền sản xuất trong một thời gian nhất định để các doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển. Nhưng điều này cũng có thể dẫn đến khả năng làm cho doanh nghiệp trong nước yếu đi tính đối kháng nếu việc sử dụng biện pháp phòng vệ trong thời gian kéo dài. Bởi tính cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, khi ta lạm dụng công cụ này quá lâu, trong thời gian dài sẽ thực sự mang lại bất lợi cho doanh nghiệp sau này khi tham gia hội nhập.

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)