Phòng vệ thương mại bằng thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 42 - 43)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Phòng vệ thương mại bằng thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào

vào Việt Nam

2.1.1.Thực tiễn áp dụng công cụ thuế quan trong phòng vệ thương mại tại Việt Nam (tính đến tháng 6/2019)

Biểu đồ: 2.1. Thể hiện tổng số vụ,việc Việt nam khởi kiện

(xem thêm tại bảng số 1,2, phụ lục)

Nhận xét chung:

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại sâu rộng, hàng hóa sản xuất trong nước phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nhập khẩu, gây ra những tác động tiêu cực và khó khăn cho các doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước. Trước tình hình ngành sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn và thiệt hại do hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hoặc gia tăng đột biến, Việt Nam đã tiến hành nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cụ thể, tính đến tháng 8 năm 2019, Việt Nam đã tiến hành 17 vụ việc điều tra (10 vụ việc chống bán phá giá, 07 vụ việc tự vệ) 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Trước 2014 2014 2015 2016 2017 2018 T6/ 2019 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 2 0 4 3 2 0 2 1 1 1 0 Chống trợ cấp chống bán phá giá tự vệ

35

Nhìn chung tổng thể với bảng số liệu thống kê về số vụ việc trên, ta có thể thấy được tình hình thực tế áp dụng PVTM của nước ta là rất hạn chế. “Nếu nhìn vào con số trên, đặc biệt là trong tương quan với số lượng rất lớn các vụ việc được tiến hành trên thế giới (311 vụ Tự vệ, 4757 vụ Chống bán phá giá và 380 vụ Chống trợ cấp), có thể thấy Việt Nam đã sử dụng rất ít các biện pháp phòng vệ thương mại.”35 Mặc dù pháp luật về phòng vệ thương mại đã được ban hành hơn 10 năm nhưng các biện pháp này mới chỉ bắt đầu thực sự được sử dụng trong khoảng 5 năm trở lại đây và đang có xu hướng tăng lên về số lượng vụ việc. Đặc biệt, tính đến thời điểm này Việt Nam chưa từng khởi kiện một vụ việc nào về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Điều này thể hiện tính ứng dụng công cụ này ở Việt Nam vấn còn rất nhiều hạn chế so với các nước phát triển. Việc không thể tối ưu sử dụng công cụ này sẽ gây ra nhiều thiệt hại và tổn thất đối với nền kinh tế, sản xuất nội địa.

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề này. Trong đó có 2 yếu tố chính, cốt lõi đó là vấn đề của pháp luật Việt Nam hiện hành và tình hình hiểu biết chung, khả năng sử dụng của doanh nghiệp Việt Nam đang là hạn chế. Chính bởi vậy, năm 2018 ta có thêm Luật Quản lý ngoại thương với các sửa đổi bổ sung các quy định về phòng vệ thương mại nhằm sửa đổi những hạn chế này cũng như tăng thêm tính tương thích của pháp luật Việt Nam trong xu hướng ngày càng hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)