Đơn vị nhập khẩu hàng hóa trong nước

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 53 - 54)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.3.3. Đơn vị nhập khẩu hàng hóa trong nước

Nếu như có sự hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn. Đặc biệt, việc hợp tác sẽ giúp doanh nghiệp Việt cho ra đời những dịch vụ sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, có khả năng cũng như tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tính cạnh tranh cao thì dẫn đến giá thành giảm mang lại lợi ích cho đơn vị, cá nhân sử dụng loại hàng hóa này. Nhưng khi chúng ta sử dụng biện pháp

43 <https://voer.edu.vn/m/cac-kha-nang-mo-rong-thi-truong-cua-doanh-nghiep/7bb7b4ad>, xem 20/8/2019

46

phòng vệ thương mại thì sẽ tạo nên hàng rào ngăn cách giữa nhà sản xuất nước ngoài với những nhà nhập khẩu trong nước thì tạo nên một số ảnh hưởng tác động như sau:

Doanh nghiệp trong nước bị hạn chế lại các nguồn sản phẩm nhập khẩu làm cho không đủ khả năng cung cấp ra thị trường. Điều này làm cho người tiêu dùng ít quan tâm hơn dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng giảm xuống đáng kể.

Các đơn vị nhập khẩu trong nước sẽ phải nhập khẩu với giá thành cao hơn hoặc phải thay thế sản phẩm tương tự khác. Điều này dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa trong nước.

Việc không có sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trong một thời gian nhất định cũng dễ dẫn đến tình trạng độc quyền của hàng hóa trong nước nếu không được quản lý chặt chẽ. Nếu tình trạng độc quyền này xảy ra thì các doanh nghiệp lệ thuộc vào sản phẩm này bị thiệt hại nặng nề khi phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp độc quyền. Điều này đã xả ra trên thực tế. Ví dụ đối với vụ việc thép không gỉ cán nguội (AD01) năm 2014 mà Việt Nam đã khởi kiện. Theo đó, một số doanh nghiệp nhập khẩu loại mặt hàng này ở trong nước đã gửi đơn yêu cầu đến cục phòng vệ thương mại để xem xét tình trạng độc quyền.

Khi các mặt hàng không được nhập khẩu vào hoặc hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam. Các hợp đồng với bên thứ ba như nhà phân phối, các đại lý... dễ bị vi phạm và dẫn đến khả năng bồi thường thiệt hại cao. Kéo theo đó là uy tín của doanh nghiệp đi xuống. Nếu như mức độ uy tín này giảm thì giảm khả năng kinh doanh là điều tất yếu bởi uy tín của doanh nghiệp là hết sức quan trọng sẽ tạo lòng tin cho khách hàng, nhà cung cấp và cho các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi. Từ đây ta có thể thấy nhà nhập khẩu có hai hướng để tiếp tục:

+ Tìm lại nhà sản xuất mới hoặc tìm hướng kinh doanh mới để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì việc này gặp nhiều khó khăn, tốn rất nhiều chi phí tài chính, công sức, thời gian,... để kinh doanh tiếp tục.

+ Hoặc tiếp tục hướng kinh doanh cũ của mình thì chấp nhận đứng trước rất nhiều rủi ro như chấp nhận bù những khoản tăng giá do áp thuế hay chờ đợi các sản phẩm này tiếp tục được cấp phép vào thị trường nội địa thì làm cho tốn thời gian và công sức.

Một phần của tài liệu Đề tài phòng vệ thương mại bằng công cụ thuế quan ở việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)