Nhu cầu tham vấn tâm lý

Một phần của tài liệu khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 45)

Định nghĩa

Nhu cầu tinh thần là một trong 2 loại nhu cầu cơ bản của con người. Nó bao gồm nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu học hành để mở rộng vốn hiểu biết, nhu cầu được quan tâm, giúp đỡ, yêu thương đến nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu về lòng tự trọng, nhu cầu thành đạt trong cuộc sống,…. Nhu cầu tinh thần của con người phát triển theo sự tiến bộ của xã hội nên ngày càng phong phú và đa dạng, vì vậy, trong quá trình tìm kiếm điều kiện thoả mãn nó, con người có thể gặp phải một số trở ngại nhất định, đặc biệt là những trở ngại về mặt tinh thần hay còn gọi là khó khăn tâm lý. Khi gặp khó khăn tâm lý, một số người có đủ kinh nghiệm, bản lĩnh, kỹ năng thì có thể vượt qua, một số người khác vì lý do nào đó, trong một thời điểm nhất định, họ không thể tự vượt qua được dù rất muốn làm điều đó và bấy giờ, họ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần từ người khác, tức là bản thân họ nảy sinh nhu cầu tham vấn.

Ở một hướng khác, tốc độ phát triển xã hội quá nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mới lạ ngay trong cuộc sống của cá nhân mà bản thân cá nhân chưa kịp nhận thức đã phải tiến hành các giải pháp để giải quyết theo yêu cầu của xã hội, của bản thân. Điều này đã, đang và sẽ tạo ra những áp lực lớn lên cuộc sống của mỗi cá nhân, tạo nên những xung đột tâm lý, những căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng xấu đến đời sống cá nhân, cộng đồng và khi đó, cá nhân sẽ tìm đến những người có chuyên môn về tham vấn tâm lý để được hỗ trợ, tức là họ đi tham vấn tâm lý.

Từ sự phân tích trên cho thấy: Nhu cầu tham vấn tâm lý là nhu cầu về sự hỗ trợ của người có chuyên môn về tham vấn tâm lý (nhà tham vấn tâm lý) khi chủ thể gặp phải những khó khăn tâm lý hoặc những xung đột tâm lý mà bản thân không thể tự giải quyết được. Kết hợp với khái niệm nhu cầu, cách phân loại nhu cầu và khái niệm tham vấn tâm lý, người nghiên cứu xây dựng khái niệm nhu cầu TVTL làm công cụ nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu như sau:

Nhu cầu tham vấn tâm lý là sự đòi hỏi của bản thân khi gặp phải những khó khăn tâm lý hoặc những xung đột tâm lý cần có sự trợ giúp của nhà tham vấn tâm lý mới có thể giải quyết được khó khăn hoặc xung đột đó.

Đặc điểm của nhu cầu tham vấn tâm lý

- Đối tượng của nhu cầu tham vấn tâm lý: Đối tượng của nhu cầu tham vấn tâm lý chính là cái mà người tham vấn muốn chiếm lĩnh khi tham gia vào quá trình tham vấn tâm lý, là hệ thống các thông tin, những kỹ năng và phương thức để giải quyết nan đề.

Theo tác giả Trần Thị Hương [28] tham vấn tâm lý đáp ứng được những đòi hỏi sau của con người:

Được có thông tin: thông qua hoạt động tham vấn, nhà tham vấn cung cấp những thông tin, những kiến thức, giúp người được tham vấn cung cấp những hiểu biết nhất định về những vấn đề mà họ quan tâm.

Được tháo gỡ những khó khăn: ai trong cuộc đời cũng trải qua những giai đoạn khó khăn (lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn bạn đời, nuôi dạy con cái, mâu thuẫn trong gia đình…). Những lúc như vậy con người cần có nơi nương tựa, chia sẻ và cho họ những gợi ý về cách giải quyết những khủng hoảng tinh thần.

Được tôn trọng: nhà tham vấn đồng thời với việc lắng nghe còn có sự an ủi, đồng cảm, nâng đỡ tinh thần, giúp người được tham vấn hiểu những giá trị của mình, từ đó có sự tự khẳng định phù hợp. Người được tham vấn tìm thấy ở nhà tham vấn một tình cảm như với một người bạn mà trong cuộc sống, không phải lúc nào họ cũng tìm thấy.

- Phương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý:Phương thức để thoả mãn nhu cầu tham vấn chính là hoạt động tham vấn, hay nói cách khác, nhu cầu tham vấn không thể được thỏa mãn ngoài hoạt động đi tham vấn, vì chính hoạt động tham vấn chứa đựng đối tượng của nhu cầu tham vấn.

- Trạng thái xúc cảm của nhu cầu tham vấn: Nhu cầu tham vấn thường đi kèm với trạng thái xúc cảm. Thông thường, trạng thái xúc cảm của người đi tham

vấn là không hài lòng với thực tại của mình, đó là trạng thái mong muốn, khao khát vươn đến sự thoả mãn một nhu cầu nào đó mà bản thân chưa tìm ra đối tượng hoặc phương thức thoả mãn. Trạng thái xúc cảm đó sẽ giảm hay mất đi hoặc có thể chuyển sang trạng thái ngược lại khi nhu cầu tham vấn được thỏa mãn.

-Bản chất xã hội của nhu cầu tham vấn: Nhu cầu tham vấn tâm lý được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Chính sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các tri thức, khoa học kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của nhân loại về mọi mặt làm cho con người xuất hiện và phát triển nhiều nhu cầu khác nhau, trong đó có nhu cầu tham vấn tâm lý. Xã hội càng phát triển, con người càng có điều kiện chăm sóc, nâng cao đời sống tinh thần thì nhu cầu tham vấn tâm lý ngày càng trở nên cần thiết và bức bách.

Nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý

Từ khái niệm nhu cầu tham vấn tâm lý cho thấy cá nhân chỉ hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý khi họ gặp khó khăn tâm lý hoặc nảy sinh xung đột tâm lý.

Khó khăn tâm lý và xung đột tâm lý xảy ra trong cuộc sống hằng ngày rất đa dạng và phong phú. Nó vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Khi gặp phải những khó khăn tâm lý hay rơi vào tâm trạng xung đột tâm lý, con người rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ để giải quyết những áp lực đó. Đó chính là nhu cầu tham vấn tâm lý và nếu những nhu cầu này được đáp ứng kịp thời, cũng có nghĩa là những khó khăn tâm lý và những xung đột tâm lý của họ ít nhiều được giải quyết, cuộc sống của họ sẽ tốt đẹp hơn.

1.2.4.Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS

Định nghĩa

Từ những lý luận về nhu cầu tham vấn tâm lý, người nghiên cứu cho rằng:

Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS là nhu cầu được nhà tham vấn giúp đỡ để học sinh có thể tự giải quyết được những khó khăn tâm lý và xung đột tâm lý mà các em đang gặp phải. Nói cách khác nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS là nhu cầu được cùng nhà tham vấn trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, định hướng hành động để qua đó học sinh THCS thấy được sự đồng cảm, tôn trọng, có

niềm tin và quyết tâm giải quyết những khó khăn, những xung đột tâm lý mà các em chưa tự giải quyết được.

Đặc điểm nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS

- Đối tượng của nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS

Đối tượng của nhu cầu TVTL của học sinh THCS là cái mà các em muốn chiếm lĩnh khi tham gia vào quá trình tham vấn tâm lý. Cụ thể đó là:

Được có thông tin: thông qua hoạt động tham vấn, học sinh THCS muốn có những thông tin để hiểu rõ về cuộc sống, hiểu rõ về sự biến đổi phức tạp của bản thân cũng như những vấn đề gắn liền với lứa tuổi các em như học tập, bạn bè, định hướng tương lai…

Được tháo gỡ những khó khăn: Các em mong muốn được cung cấp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập tốt, kỹ năng ứng phó với những tình huống khó khăn cũng như các em tìm kiếm một điểm tựa tinh thần đáng tin cậy.

Được tôn trọng: Nhà tham vấn không chỉ lắng nghe còn có sự an ủi, đồng cảm, nâng đỡ tinh thần, giúp học sinh THCS hiểu những giá trị của mình, từ đó có sự tự khẳng định phù hợp. Học sinh THCS mong muốn tìm thấy ở nhà tham vấn một tình cảm như một người bạn thân thiết, tin cậy, biết giữ bí mật (như bạn bè cùng tuổi) đồng thời có nhiều kinh nghiệm thực tế (như người lớn).

Được chăm sóc sức khoẻ tinh thần: Bằng kỹ thuật nói chuyện và những kỹ năng chuyên nghiệp, nhà tham vấn có thể giúp học sinh THCS chia sẻ những

tâm sự buồn, những nổi niềm khó nói với bạn bè, người lớn hoặc san sẻ niềm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vui rất riêng của các em mà không e sợ sự đánh giá, phán xét. Nhờ đó, nhà tham vấn giúp các em giải toả những căng thẳng, áp lực trong học tập, trong quan hệ giao tiếp với người khác và vượt qua khủng hoảng của bản thân để có thể có cuộc sống vui vẻ, hồn nhiên, thoải mái.

- Phương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn của học sinh THCS

Phương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý chính là hoạt động đi tham vấn tâm lý, nói cách khác, học sinh THCS có tham gia vào hoạt động TVTL mới có thể thoả mãn được nhu cầu TVTL của bản thân. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện nay, không phải trường THCS nào cũng có phòng tham vấn học đường hay chuyên viên tham vấn tâm lý đồng thời học sinh THCS không có nhiều tiền cho nhu cầu này cũng như sự hiểu biết về TVTL còn hạn chế, các em chọn một số hình thức TVTL đơn giản, quen thuộc như tâm sự với bạn bè, tự tìm hiểu qua sách, báo, mạng internet hay hỏi ý kiến thầy cô, người lớn…

- Trạng thái xúc cảm của nhu cầu tham vấn của học sinh THCS

Học sinh THCS tìm đến nhà tham vấn khi cảm thấy không hài lòng với thực tại của mình. Các em mong muốn được trang bị kỹ năng để giải toả những áp lực, những căng thẳng mà các em đang gặp phải. Các em cũng khao khát làm thay đổi bản thân theo hướng được người khác chấp nhận, tôn trọng và đề cao.

- Bản chất xã hội của nhu cầu TVTL của học sinh THCS

Với những điều kiện sống và học tập, phát triển khác nhau, nội dung nhu cầu TVTL cũng như phương thức thoả mãn nhu cầu TVTL của học sinh THCS sẽ khác nhau. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi cao ở học sinh thì thách thức đến với các em càng nhiều và nhu cầu TVTL của các em càng trở nên bức bách hơn.

Nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL của học sinh THCS

Giai đoạn lứa tuổi học sinh THCS là một giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ về tâm sinh lý đồng thời các em gặp phải sự biến đổi không nhỏ của gia đình, nhà trường, xã hội nên học sinh THCS đứng trước rất nhiều khó khăn, nổi bật nhất là khó khăn trong các lĩnh vực học tập, giao tiếp với người lớn, với bạn bè cùng tuổi và sự dậy thì của bản thân.

Theo tác giả Phan Thị Mai Hương [29], học sinh THCS gặp phải một số khó khăn và xung đột tâm lý trong học tập như sau:

- Không chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp vì không đủ thời gian.

- Các em thiếu phương pháp học tập.

- Hoàn cảnh kinh tế gia đình của các em khó khăn.

- Kiến thức của các em bị mất căn bản từ lớp dưới.

- Tính mộng mơ và suy tư của giai đoạn dậy thì có thể gây trở ngại cho

việc học tập.

- Thầy cô dạy không hấp dẫn, khó hiểu, không tạo được sự hứng thú ở học

sinh.

- Số môn học, giờ học ở trường tăng lên quá nhiều.

- Áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ và thầy cô.

- Sự thất bại trong thi cử. [29, tr.109-112]

Từ những vấn đề trên cho thấy, những khó khăn, xung đột trong lĩnh vực học tập thật sự là một thách thức với tâm lý còn non nớt của học sinh THCS. Bên cạnh những khó khăn trong hoạt động học tập, học sinh THCS còn gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiếp với người lớn (thầy cô, cha mẹ) và bạn bè cùng tuổi.

Một số khó khăn, xung đột tâm lý thường nảy sinh trong mối quan hệ giữa người lớn và học sinh THCS:

- Bất đồng ý kiến, quan điểm với cha mẹ, thầy cô về lối sống, tác phong,

chuyện học hành, bè bạn….

- Người lớn ít có thời gian để học sinh THCS tiếp xúc, trao đổi và xin ý

kiến.

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu “được làm người lớn” với các kiểu ứng xử

“không thay đổi” của cha mẹ, thầy cô.

- Mâu thuẫn giữa khả năng của bản thân với kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Căng thẳng, áp lực và xung đột khi người lớn không thấu hiểu, không tin

tưởng.

- Mất niềm tin ở bản thân, ở người lớn khi bị áp đặt, chê bai và thiếu tôn

trọng.

Những mâu thuẫn, xung đột tâm lý trên có nguyên nhân từ cả hai phía: học

sinh THCS và người lớn. Thông thường, học sinh THCS sẽ đi tìm sự thông cảm,

chia sẻ của bạn bè cùng tuổi. Tuy nhiên, trong mối quan hệ rất có ý nghĩa và giá trị này, các em cũng gặp không ít khó khăn như:

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu được tôn trọng, được thừa nhận với tâm trạng

căng thẳng, khó chịu, khó chấp nhận sự phê phán, góp ý của bạn bè. - Mâu thuẫn giữa năng lực thực của bản thân với mức độ hiểu biết về

những phẩm chất của tình bạn.

- Xung đột giữa những qui định trong “bộ luật bạn bè” với chuẩn mực xã

hội, với những điều mà các em biết rằng không nên làm.

- Mâu thuẫn nảy sinh khi các em vừa muốn được người khác giới chú ý

vừa lo sợ điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập.

- Chán nản, mất tự tin khi không thiết lập được mối quan hệ bạn bè.

- Xung đột giữa quan hệ bạn bè và quan hệ với người lớn.

- Trong tình bạn khác giới, các em có nguy cơ sa vào tình yêu quá sớm làm

ảnh hưởng đến việc học hành và phát triển nhân cách. Mặt khác, các em bị bạn bè trêu chọc, người lớn ngăn cấm trong khi bản thân vừa không thể kìm nén sự tò mò, thích thú. Sở dĩ có sự xung đột này là vì ngay trong hiện tượng dậy thì của bản thân, các em đã gặp không ít trở ngại.

Theo tác giả Dương Thị Diệu Hoa [22], hiện tượng dậy thì làm cho học sinh THCS có sự trưởng thành về mặt sinh học đến trước sự trưởng thành về mặt xã hội. Điều này tạo ra một số khó khăn:

- Các em lo sợ thậm chí hoang mang khi phát hiện ra những biến đổi khác

lạ của cơ thể như nổi mụn, mọc râu, …

- Các em căng thẳng, áp lực khi biết tính khí mình thất thường dù bản thân

không muốn.

- Các em thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác.

- Các em chưa kiểm tra tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan

Trong những khó khăn này, có những khó khăn các em có thể tự giải quyết được, có những khó khăn phải nhờ đến thầy cô, cha mẹ hoặc bạn bè và có cả những khó khăn không biết nhờ ai. Nếu có chuyên viên TVTL, chắc chắn các em tránh được những bối rối, những căng thẳng, những quyết định thiếu sáng suốt.

Như vậy, không phải khó khăn nào cũng làm nảy sinh nhu cầu TVTL nhưng trong thực tế tham vấn ở Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh nhu cầu TVTL ở học sinh THCS đa phần là những khó khăn tâm lý và những xung đột tâm

Một phần của tài liệu khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 45)