3.2. Một số nội dung và giải pháp tham vấn tâm lý tại các trường THCS huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, về mặt lý luận, khái niệm tham vấn và tư vấn khác nhau rõ ràng nhưng trong thực tiễn vận dụng ở Việt Nam, trong một bối cảnh nhất định, đôi khi tham vấn được hiểu như là tư vấn và ngược lại. Nói cách khác, trong một trường hợp nhất định, chuyên viên TVTL phải kiêm nhiệm vai trò của nhà tư vấn thậm chí kiêm nhiệm cả chức năng của cố vấn và chuyên viên TVTL ở các trường THCS huyện Bình Chánh sẽ phải kiêm nhiệm như vậy. Vì lý do này, thuật ngữ “tham vấn” mà người nghiên cứu sử dụng trong phần này cũng có phần được hiểu như là “tư vấn” hay “cố vấn”.
Cơ sở đề xuất nội dung và giải pháp TVTL cho học sinh tại các trường THCS huyện Bình chánh, thành phố Hồ Chí Minh:
• Tinh thần chỉ thị 9971/BGD & ĐT về việc “Triển khai công tác tư vấn cho
• Cơ sở lý luận: Nhu cầu TVTL của học sinh THCS huyện Bình Chánh nảy sinh chủ yếu do các em gặp nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp và khi bản thân bước vào giai đoạn dậy thì. Các em mong muốn được TVTL để giải quyết được những khó khăn đó.
• Kết quả khảo sát về khó khăn tâm lý của học sinh THCS huyện Bình Chánh
trong học tập, giao tiếp và khi bản thân bước vào giai đoạn dậy thì.
• Kết quả khảo sát nhu cầu TVTL của học sinh THCS huyện Bình Chánh.
• Kết quả khảo sát về các giải pháp giúp TVTL hiệu quả.
Người nghiên cứu đề xuất một số nội dung và giải pháp TVTL chủ yếu dành cho học sinh. Tuy nhiên, người nghiên cứu đề xuất cả nội dung và giải pháp TVTL cho các đối tượng gần gũi với học sinh như giáo viên, phụ huynh.... nhằm giúp cho công tác tham vấn có thể mang lại lợi ích toàn diện hơn, thiết thực hơn cho học sinh, tránh hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Nội dung và giải pháp TVTL được người nghiên cứu sắp xếp theo từng đối tượng tham vấn sau: học sinh, giáo viên, phụ huynh và lãnh đạo nhà trường.
Đối với học sinh
- Trong lĩnh vực vui chơi giải trí
• Tham vấn cho học sinh nhận thức đúng về vui chơi giải trí lành mạnh, bổ ích
nhằm giúp học sinh giải toả được sự mâu thuẫn giữa loại hình giải trí yêu thích và loại hình giải trí không phù hợp.
• Giúp học sinh phân biệt được nhu cầu vui chơi giải trí trong sáng, lành mạnh
với những trò vui vô bổ thậm chí độc hại đồng thời cung cấp cho học sinh phương pháp làm chủ bản thân, biết kiềm chế bản thân và biết từ chối những thú vui không lành mạnh, không phù hợp với độ tuổi các em.
• Tham vấn về phương pháp, hình thức cũng như chủ đề, thể loại để học sinh
có thể tự tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh, bổ ích, có tính lâu dài phù hợp với nhu cầu của các em và phù hợp với cơ sở vật chất của bản thân, gia đình, nhà trường như hình thành phong trào tập thể dục buổi
sáng, đi bộ, chạy việt dã, đá bóng, thả diều tự làm, đá cầu lưới, đá cầu vòng tròn, chạy tiếp sức, kéo co, bắn bi...
• Tham vấn cho học sinh về các nội dung, chủ đề cho các phong trào văn nghệ,
báo chí của nhà trường.
• Tham vấn cho học sinh phương pháp, hình thức, nội dung thực hiện các hoạt
động ngoại khoá gắn liền với chủ đề các em quan tâm như: Giá trị của sách, như thế nào là phim hay? Giá trị của truyền hình? Phim hoạt hình được làm bằng cách nào? Tuổi thiếu niên của một ngôi sao...
• Hướng dẫn và tạo điều kiện để các em tìm hiểu, tiếp cận xã hội ở nhiều góc
độ khác nhau qua chương trình đọc sách, bình phẩm một đoạn phim, một clip hoặc một câu chuyện có thật gây nên dư luận xã hội.
• Gợi ý học sinh nơi tham quan, du lịch và nội dung lồng ghép trong quá trình
tham quan, du lịch để học sinh tăng hiểu biết, hình thành kỹ năng giao tiếp và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
• Tham vấn cách lập kế hoạch vui chơi giải trí và thực hiện sao cho không ảnh
hưởng đến các kế hoạch khác.
• Tham vấn nội dung giao lưu giữa học sinh các trường để học hỏi kinh nghiệm và tăng hiểu biết lẫn nhau đồng thời tạo thêm những quan hệ bạn bè mới.
• Cung cấp địa chỉ, thông tin cần thiết khi học sinh có nhu cầu cai nghiện game, thuốc lá, bỏ tật nói dối.
- Trong lĩnh vực rèn luyện đạo đức:
• Tham vấn cho học sinh biết và hiểu những chuẩn mực đạo đức cần thực hiện
cũng như giá trị của những chuẩn mực ấy.
• Giúp học sinh giải quyết mâu thuẫn giữa điều “muốn làm” và điều “phải làm” trong mối quan hệ lợi ích giữa bản thân và người khác, giữa cá nhân và cộng đồng.
• Tham vấn cho học sinh hiểu và rèn luyện những thói quen đạo đức tốt, cần
đạo đức mà người lớn đặt ra cho các em để trên tinh thần đó, các em tự giác tuân theo và biết phân biệt cái đúng – sai, cái tốt – xấu, cái nên làm và cái không nên làm.
• Nhà tham vấn giải thích về những biện pháp răn đe, xử phạt để học sinh hiểu
đúng ý đồ của nhà giáo dục, tránh hiện tượng hiểu lầm, suy diễn thái quá của học sinh.
• Tham vấn cho học sinh nhận diện thói hư tật xấu và phương pháp từ bỏ, thay
đổi, “miễn dịch” với nó.
• Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự tu dưỡng và hỗ trợ các em thực hiện
hiệu quả.
- Trong lĩnh vực học tập:
• Tham vấn cho học sinh biết cách tự “giảm tải chương trình học” bằng cách
hình thành kỹ năng đọc sách, ghi chép ý chính, tóm tắt bài giảng, đặt ra những yêu cầu khác nhau cho từng bài, từng môn học.
• Tham vấn cho học sinh hiểu giá trị của học tập đối với bản thân, gia đình để
các em có thể tự giải thích tại sao cha mẹ hay tạo áp lực học tập cho các em.
• Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập sao cho hài hoà giữa học tập - vui
chơi giải trí và đặc biệt là kiên trì thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
• Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập, phương pháp ghi nhớ, rèn luyện
năng lực tư duy…
• Khuyến khích học sinh hình thành động cơ, mục đích học tập lâu dài, bền
vững và hướng dẫn cách khắc phục những xung đột nảy sinh trong quá trình thực hiện.
• Hỗ trợ cho học sinh kỹ năng biết chấp nhận và trân trọng kết quả học tập của
mình dù không được như ý muốn.
• Tham vấn cho học sinh biết cách kết hợp lý thuyết với thực tiễn trong học
tập.
• Tham vấn cho học sinh năng lực tìm kiếm sự hỗ trợ kiến thức từ sách vở bạn
• Tham vấn cho học sinh biết về các nguồn học bổng cũng như cách tiếp cận và chứng minh các điều kiện nhận học bổng cũng như được giảm học phí. - Trong lĩnh vực hướng nghiệp
• Nâng cao nhận thức của học sinh về nghề nghiệp: bản chất, giá trị của nghề,
môi trường làm việc, sản phẩm, công cụ, xu hướng phát triển của nghề trong tương lai, năng lực đáp ứng, phẩm chất phù hợp, đánh giá của xã hội.
• Chỉ ra động cơ của việc chọn nghề để học sinh tích cực, chủ động nuôi dưỡng ước mơ và chuẩn bị hành trang phù hợp với nghề.
• Giúp học sinh đánh giá đúng khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của bản thân
làm cơ sở cho việc chọn nghề (đặc biệt là học sinh lớp 9, học sinh không có điều kiện học lên cao) bằng những phương pháp và công cụ chuẩn đoán chính xác.
- Trong lĩnh vực giao tiếp
• Tham vấn về giá trị các mối quan hệ xã hội mà học sinh cần thiết lập để các
em biết quý và trân trọng các mối quan hệ mà các em đang có.
• Tham vấn học sinh hình thành kỹ năng giao tiếp.
• Tham vấn cho học sinh hiểu về trách nhiệm, bổn phận của thầy cô, cha mẹ
đối với tương lai của các em và thông qua đó, giúp các em nhận biết tâm trạng lo lắng, bất an, sự kỳ vọng của thầy cô, cha mẹ cũng như những áp lực mà cha mẹ, thầy cô đang có để các em không chỉ biết đòi hỏi, yêu cầu mà còn biết cảm thông, chia sẻ với tâm trạng không dễ chịu của thầy cô, cha mẹ.
• Giúp các em hiểu bản chất thực, chân chính của tình bạn, tình thầy trò, tình
cảm gia đình và giá trị thiêng liêng của các mối quan hệ đó đối với cuộc đời của mỗi người và phương pháp nuôi dưỡng, phát triển các mối quan hệ đó.
• Tham vấn cho các em về những “bộ luật” của tình bạn nhằm giúp các em
nhận diện nhóm bạn tốt, nhóm bạn không tốt cũng như không tuân theo các “bộ luật bạn bè” một cách mù quáng.
- Nội dung liên quan đến cuộc sống:
• Tham vấn cho các em hiểu về bản chất của cuộc sống, bản chất của xã hội.
• Huấn luyện kỹ năng sống, kỹ năng làm chủ bản thân và kỹ năng ứng phó
trước những tác động xấu của xã hội.
• Hướng dẫn các em cách tìm hiểu cuộc sống qua sách báo, phim ảnh, các kênh thông tin, qua kinh nghiệm người khác.
• Giúp các em định hướng cuộc sống tương lai phù hợp với khả năng, hoàn
cảnh và yêu cầu của xã hội.
• Tham vấn những nội dung cần chuẩn bị để có cuộc sống thành công trong
tương lai.
- Nội dung liên quan đến tuổi dậy thì:
• Trang bị đầy đủ cho các em kiến thức tâm sinh lý tuổi dậy thì.
• Giúp các em xác định đúng vai trò, vị trí, giá trị của hiện tượng dậy thì đối
với bản thân cũng như ảnh hưởng của hiện tượng dậy thì đối với tương lai.
• Tham vấn cho học sinh hiểu rằng khi các em dậy thì có nghĩa là các em đã
hội đủ khả năng sinh học để làm cha, làm mẹ, vì vậy, các em cần có ý thức đầy đủ về điều này để tránh những hậu quả đáng tiếc.
• Tham vấn cho học sinh cách chăm sóc sức khoẻ đặc biệt là sức khoẻ sinh
sản.
• Tham vấn cho học sinh cách rèn luyện cơ thể để có vóc dáng như mong muốn đồng thời không làm tệ hơn những vấn đề không mong muốn như mụn, mồ hôi, râu, thừa cân, ...
• Tham vấn cho học sinh hiểu đúng về “xúc cảm giới tính” để học sinh đừng
quan trọng hoá vấn đề mà sa đà vào tình yêu nam nữ quá sớm.
• Tham vấn cho học sinh biết cách cư xử với bạn khác giới, biết cách thiết lập
tình bạn với bạn khác giới đồng thời biết cách nuôi dưỡng cũng như biết cách từ chối yêu cầu không chính đáng, không đúng của bạn khác giới.
Đối với giáo viên
• Tham vấn về tâm sinh lý của chính giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ mới ra
trường, giáo viên sắp về hưu và giáo viên trong độ tuổi “tiền mãn kinh”.
• Tham vấn về sự phát triển tâm sinh lý của học sinh để giáo viên hiểu sâu sắc
hơn, đúng hơn về tâm sinh lý đang thay đổi từng ngày của học sinh.
• Tham vấn về tâm lý của phụ huynh đặc biệt là sự kỳ vọng của phụ huynh vào
việc học tập của con em để giáo viên cảm thông, chia sẻ và hợp tác tốt với phụ huynh.
• Tham vấn về đặc điểm hoạt động học tập của học sinh cũng như nhu cầu,
động cơ học tập của học sinh để giáo viên tự “giảm tải” cho học sinh một cách linh hoạt như: giảng dạy đúng trọng tâm; giảng dạy có sự kết hợp lý thuyết với thực hành, với tham quan thực tế; giảm bớt bài kiểm tra...
• Tham vấn cho giáo viên chủ nhiệm những chủ đề có thể sinh hoạt với học
sinh như: kỷ niệm sâu sắc về gia đình, trường lớp, bạn bè, những người xung
quanh; giá trị của cây xanh, tầm quan trọng của nước sạch, một việc có ý nghĩa trong ngày, việc làm đầu tiên, nếu em có một phép mầu...
• Tham vấn cho giáo viên về diễn biến tâm lý học sinh trong tình huống cụ thể
để giáo viên có cơ sở lựa chọn phương pháp giáo dục và dạy học hiệu quả nhất.
• Tham vấn cho giáo viên hiểu về sự phát triển “tính người lớn” ở bản thân các
em cũng như sự mong đợi của các em về kiểu giao tiếp bình đẳng, tôn trọng, thông cảm, gần gũi, quan tâm lắng nghe, không thiên vị, không đòi hỏi cao, không tạo áp lực từ giáo viên.
• Tham vấn những biện pháp giáo dục đối với học sinh cá biệt, bất thường.
• Hỗ trợ giáo viên chủ đề, nội dung, cách thức thực hiện các hoạt động ngoại
khoá phù hợp nhu cầu các em.
• Tham vấn cách giải quyết những trở ngại trong giao tiếp với học sinh, đồng
• Tham vấn cho giáo viên (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) cách thức phát hiện học sinh cá biệt và phương pháp tiếp cận, phối hợp giáo dục, uốn nắn các em.
• Tham vấn về những biện pháp răn đe, xử phạt cần thực hiện và không được
thực hiện trong quá trình giáo dục nhằm mang lại hiệu quả giáo dục đạo đức cao mà không làm tổn thương các em.
• Tổ chức các chuyên đề tâm lý phù hợp với nhu cầu của giáo viên như chuyên
đề về tình yêu, hôn nhân, gia đình; chinh phục người khác; giao tiếp hiệu quả; xây dựng hình ảnh bản thân; vượt qua phút yếu lòng; làm thần tượng cho học sinh...
• Huấn luyện kỹ năng, kiến thức TVTL để giáo viên có thể lồng ghép TVTL
trong những hoạt động cụ thể hoặc những trường hợp cụ thể. Đối với phụ huynh
• Tham vấn về tâm sinh lý học sinh giúp phụ huynh hiểu và cảm thông với
những gì đang diễn ra trong bản thân con em.
• Tham vấn về mong đợi được đối xử công bằng, nhu cầu được “làm người
lớn” của học sinh THCS để phụ huynh hiểu và tự hoá giải những u buồn về việc cãi bướng, bất hợp tác, tạo khoảng cách, bốc đồng, khó hiểu của con em.
• Tham vấn về kỹ năng giao tiếp để phụ huynh có thể chủ động hoá giải mâu
thuẫn giữa bản thân với con cái, tiến đến làm bạn, làm điểm tựa an toàn cho con cái.
• Tham vấn về các phương pháp, hình thức hỗ trợ học tập để phụ huynh biết
cách hỗ trợ con em mình hiệu quả nhất mà không tạo áp lực lên con cái.
• Tham vấn về tâm lý giáo viên giúp phụ huynh hiểu, cảm thông và hợp tác tốt
với giáo viên, hạn chế mâu thuẫn và bất hợp tác giữa phụ huynh và giáo viên.
• Tham vấn phương pháp và phối hợp giáo dục đặc biệt đối với học sinh được
• Tham vấn cho phụ huynh biết “phim ảnh xấu” là phim ảnh như thế nào, phụ huynh nên làm gì để giúp con em hạn chế xem phim ảnh xấu.
• Tham vấn về phương pháp, cách thức quản lý con cái hiệu quả.
• Tham vấn về kỹ năng tìm kiến sự hỗ trợ khi khó khăn về tâm lý hay vật chất.
• Tổ chức các lớp học ngắn ngày có nội dung thiết thực về trách nhiệm làm
cha mẹ, làm bạn của con, phương pháp hoá giải mâu thuẫn giữa cha mẹ và