Bảng 2.1. Đánh giá của giáo viên về những khó khăn học sinh THCS huyện
Bình Chánh thường gặp trong học tập.
Khó khăn TB ĐLTC Thứ bậc
1. Bài học quá nhiều 3, 95 0,93 1
2. Thiếu nơi vui chơi lành mạnh 3, 37 1,18 5
3. Học kém không theo kịp bạn 2, 91 1,00 14
4. Áp lực học tập 3, 55 1,10 3
5. Thiếu tài liệu cho học sinh tham khảo. 2, 64 1,16 18
6. Học sinh không có thời gian học bài và làm
bài ở nhà
2, 96 1,32 13
7. Phụ huynh đi làm suốt ngày không quan tâm
con cái
3, 52 1,05 4
8. Học sinh không hiểu bài 2, 63 0,94 19
10. Không có sự hổ trợ của gia đình 3, 01 1,15 10
11. Không đủ trang thiết bị dạy học 2, 51 1,07 21
12. Không đủ máy vi tính cho học sinh thực hành 2, 53 1,17 20
13. Sân trường quá nắng không có chổ cho học
sinh vui chơi
3, 08 1,13 8
14. Không có thời gian thực hành những gì đã học 2, 99 1,19 12
15. Học sinh làm việc theo nhóm chưa tốt 3, 06 1,10 9
16. Hoàn cảnh gia đình khó khăn 2, 73 0,93 16
17. Học sinh mất căn bản 2, 65 0,90 17
18. Giáo viên giảng bài khó hiểu 2, 09 1,00 22
19. Không có thời gian vui chơi giải trí 3, 01 1,10 11
20. Học sinh thụ động trong học tập 3, 34 1,02 6
21. Số lượng học sinh quá nhiều trong 1 lớp học 3, 81 1,05 2
22. Không đủ điều kiện sưu tầm tài liệu mà giáo
viên yêu cầu
3, 28 1,08 7
Kết quả của bảng 2.1 cho thấy những khó khăn mà học sinh thường gặp trong học tập được giáo viên đánh giá theo 3 mức độ sau:
Mức độ khá cao có các nội dung: Bài học quá nhiều (thứ bậc 1/22); Số lượng học sinh quá nhiều trong 1 lớp học (thứ bậc 2/22); Áp lực học tập (thứ bậc 3/22) và Phụ huynh đi làm suốt ngày không quan tâm con cái (thứ bậc 4/22).
Mức độ trung bình có các nội dung:
• Khó khăn về cơ sở vật chất: Thiếu nơi vui chơi lành mạnh (thứ bậc 5/22);
Sân trường quá nắng không có chổ cho học sinh vui chơi (thứ bậc 8/22).
• Khó khăn về kỹ năng học tập: Học sinh thụ động trong học tập (thứ bậc
6/22); Làm việc theo nhóm chưa tốt (thứ bậc 9/22).
• Khó khăn về trình độ nhận thức: Học kém không theo kịp bạn (Thứ bậc 14/22); Tiếp thu bài chậm (thứ bậc 15/22); Học sinh mất căn bản (thứ bậc 17/22); Học sinh không hiểu bài (thứ bậc 19/22).
• Khó khăn về phương tiện học tập: Không đủ điều kiện sưu tầm tài liệu mà giáo viên yêu cầu (thứ bậc 7/22); Thiếu tài liệu cho học sinh tham khảo (thứ bậc 18/22); Không đủ máy vi tính cho học sinh thực hành (thứ bậc 20/22) và Không đủ trang thiết bị dạy học (thứ bậc 21/22).
• Khó khăn có nguyên nhân từ gia đình: Không có sự hổ trợ của gia đình (thứ
bậc 10/22); Hoàn cảnh gia đình khó khăn (thứ bậc 16/22).
• Khó khăn về thời gian: Không có thời gian vui chơi giải trí (thứ bậc 11/22);
Không có thời gian thực hành những gì đã học (thứ bậc 12/22); Học sinh không có thời gian học bài và làm bài ở nhà (thứ bậc 13/22).
Mức độ kém có nội dung:
• Khó khăn có nguyên nhân từ thầy cô: Giáo viên giảng bài khó hiểu (thứ bậc
22/22)
Sự phân chia nhóm khó khăn như trên chỉ mang tính chất tương đối để có thể thấy học sinh THCS huyện Bình Chánh đối mặt với rất nhiều dạng khó khăn khác nhau. Có khó khăn mang tính chủ quan (nguyên nhân nằm trong bản thân các em) và có khó khăn mang tính khách quan (do chương trình, nhà trường, gia đình, thầy
cô…), có những khó khăn rõ ràng, áp lực trực tiếp từ Bài học nhưng cũng có những
vấn đề khá đơn giản như Số lượng học sinh trong 1 lớp học đã gián tiếp tạo ra áp
lực cho học sinh.
Khó khăn lớn nhất, tạo áp lực nhiều nhất cho học sinh theo đánh giá của giáo viên là những khó khăn mang tính phổ biến, có tính chất chung cho tất cả học sinh
phổ thông hiện nay là Bài học quá nhiều (thứ bậc 1/22); Áp lực học tập cao (thứ
bậc 3/22) và khó khăn mang tính đặc thù riêng của địa phương, của gia đình như Số lượng học sinh quá nhiều trong lớp học (thứ bậc 2/22) hay Phụ huynh bận đi làm suốt ngày không quan tâm đến con cái (thứ bậc 4/22). Ý kiến này cho thấy tính phức tạp của những khó khăn mà học sinh THCS huyện Bình Chánh gặp phải trong học tập. Các em vừa phải đối mặt với khó khăn chung của vấn đề học tập hiện nay vừa phải gánh chịu những khó khăn riêng của trường lớp, của gia đình mình. Để thấy rõ hơn tính phức tạp của những khó khăn mà học sinh THCS huyện Bình
Chánh đang đối mặt, hãy xem xét những nội dung khó khăn mà thầy cô cho rằng chúng chỉ tạo áp lực cho học trò mình ở mức độ trung bình.
Đó là những khó khăn do học sinh còn hạn chế về trình độ nhận thức (học
kém, mất căn bản), yếu về kỹ năng học tập (thụ động, làm việc nhóm chưa tốt),
không có điều kiện về cơ sở vật chất(thiếu nơi vui chơi lành mạnh, sân trường quá
nắng…), thiếu tài liệu, điều kiện học tập (không đủ điều kiện sưu tầm tài liệu mà giáo viên yêu cầu, không đủ máy vi tính để thực hành..), hạn hẹp về thời gian (không có thời gian thực hành, không có thời gian học bài, làm bài ở nhà, không có thời gian vui chơi, giải trí…). Những khó khăn này một phần do bản thân học sinh chưa chăm chỉ, chịu khó rèn luyện, học tập một phần do khả năng truyền thụ tri thức, cách thức trang bị, huấn luyện kỹ năng của thầy cô, một phần do những điều kiện khách quan về cơ sở vật chất, cơ chế và yêu cầu xã hội tạo ra.
Đặc biệt, theo giáo viên THCS huyện Bình Chánh, học sinh của mình học
tập trong bối cảnh thiếu sự quan tâm của cha mẹ, không có sự hỗ trợ của gia
đình hay hoàn cảnh gia đình khó khăn. Như vậy, có thể hiểu, trong học tập, học
sinh THCS huyện Bình Chánh không có được sự hỗ trợ tốt từ phía gia đình và điều này thật sự là một thử thách đối với các em.
Có lẽ vì quá hiểu những khó khăn của học sinh THCS huyện Bình Chánh nên giáo viên đã cố gắng giảng bài thật tốt, thật sinh động và dễ hiểu hầu giảm đi phần nào khó khăn trong học tập của các em và vì vậy, nội dung Giáo viên giảng
bài khó hiểu (TB: 2,09) được giáo viên đánh giá ở mức độ kém tức là học sinh
THCS huyện Bình Chánh không gặp phải khó khăn này.
Bảng 2.2. Đánh giá của giáo viên về những khó khăn học sinh THCS huyện
Bình Chánh thường gặp khi giao tiếp với cha mẹ, thầy cô và bạn bè
Khó khăn khi giao tiếp với TB ĐLTC Thứ bậc
Cha mẹ 3, 72 1,15 1
1. Các em ít gần gũi cha mẹ 3, 87 1,06 2
3. Các em sợ bị cha mẹ la mắng 3, 86 1,20 4
4. Phụ huynh đòi hỏi con mình phải đạt điểm cao
nên gây áp lực cho các em
3, 87 1,07 2
5. Cha mẹ thiếu niềm tin đối với con cái 3, 43 1,17 8
6. Các em sợ nói về vấn đề sinh lý với cha mẹ 3, 83 1,02 5
7. Tuổi tác chênh lệch, không hiểu nhau 3, 46 1,07 7
8. Cha mẹ không thông cảm con cái 3, 54 1,16 6
Thầy cô 3, 25 1,12 2
1. Học sinh không có nhiều thời gian để nói
chuyện với thầy cô
3, 38 1,04 3
2. Có điều kiện trao đổi với thầy cô về tâm sinh lý
3, 59 1,06 1
3. Thầy cô quá nghiêm khắc 2, 97 1,12 8
4. Học sinh ít khi phát biểu với giáo viên 3, 28 1,14 4
5. Học sinh ít khi giao tiếp với giáo viên 3, 15 1,20 6
6. Học sinh rụt rè, nhút nhát khi giao tiếp với giáo viên
3, 20 1,21 5
7. Các em sợ nói sai các bạn cười 3, 40 1,08 2
8. Các em sợ trả lời không vừa ý giáo viên 2, 99 1,16 7
Bạn bè 3, 20 1,21 3
1. Các bạn có tâm lý ghét các bạn học giỏi 3, 02 1,14 3
2. Bạn bè không hòa đồng 3, 24 1,13 2
3. Chưa đủ tin cậy để tâm sự. 3, 36 1,08 1
Từ kết quả của bảng 2.2 có thể đưa đến một số nhận định khái quát sau:
Đánh giá của giáo viên về những khó khăn thường gặp khi học sinh THCS huyện Bình Chánh giao tiếp với cha mẹ.
Xét theo mức độ cao thấp, bảng 2.2 cho thấy có 6/8 nội dung gây khó khăn cho học sinh ở mức độ khá cao, chỉ có 2/8 nội dung gây khó khăn cho học sinh ở
mức độ trung bình. Điều này cho thấy, trong mắt giáo viên THCS huyện Bình Chánh, học trò của mình gặp khá nhiều trở ngại khi giao tiếp với cha mẹ.
Nội dung Tuổi tác chênh lệch, không hiểu nhau (TB: 3,46) hay Cha mẹ thiếu
niềm tin ở con cái (TB: 3,43) được giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình. Điều
này có nghĩa là cái được gọi là khoảng cách hai thế hệ không phải là rào cản lớn
khi học sinh THCS huyện Bình Chánh giao tiếp với cha mẹ. Theo giáo viên, yếu tố lớn nhất gây nên khó khăn cho học sinh THCS huyện Bình Chánh khi các em giao
tiếp với cha mẹ là “Học sinh thiếu kỹ năng sống” (thứ bậc 1/8). Có thể do xã hội
phát triển quá nhanh, do bản thân các em phát triển không đồng bộ giữa tâm lý và sinh lý, do người lớn (cha mẹ, thầy cô) thiếu quan tâm, chăm sóc đầy đủ cho các em nên học sinh THCS huyện Bình Chánh chưa kịp trang bị, tích luỹ đủ những kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng nhận định, đánh giá vấn đề, kỹ năng bộc lộ vấn đề, kỹ năng quan tâm, chia sẻ với người khác, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng khẳng
định mình... và vì vậy, các em thấy áp lực khi Cha mẹ không thông cảm (thứ bậc
6/8), thấy căng thẳng khi cha mẹ đòi hỏi phải đạt điểm cao (thứ bậc 2/8) hay la
mắng (thứ bậc 4/8) và Các em sợ nói về vấn đề sinh lý với cha mẹ (thứ bậc 5/8). Thật tế cho thấy, những biểu hiện trên của các bậc cha mẹ đôi khi xuất phát từ sự thiếu niềm tin ở con cái nhưng đa phần là vì quá yêu thương, quá lo lắng, quá kỳ
vọng vào con trẻ. Có lẽ vìÍt gần gũi cha mẹ (thứ bậc 2/8), vì Thiếu kỹ năng sống
(thứ bậc 1/8) nên các em không hiểu hết tấm lòng của cha mẹ rồi tự gây khó khăn cho chính bản thân mình. Điều này càng được khẳng định khi xem xét các khó khăn trong bảng 2.2 dưới góc độ nguyên nhân.
Nếu xét theo nguyên nhân thì có 3 khó khăn chính gây cản trở việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái:
Khó khăn có nguyên nhân từ học sinh: Học sinh thiếu kỹ năng sống (TB:
3,96); Các em ít gần gũi cha mẹ (TB: 3,87); Các em sợ cha mẹ la mắng (TB: 3,86);
Khó khăn có nguyên nhân từ cha mẹ: Phụ huynh đòi hỏi con mình phải đạt điểm cao nên gây áp lực cho các em (TB: 3,87); Cha mẹ không thông cảm con cái
(TB: 3,54); Cha mẹ thiếu niềm tin đối với con cái (TB: 3,43)
Khó khăn mang tính khách quan: Tuổi tác chênh lệch, không hiểu nhau (TB:
3,46)
Rõ ràng khó khăn có nguyên nhân từ học sinh (trung bình 3,88) chiếm tỉ lệ cao hơn khó khăn có nguyên nhân từ cha mẹ (trung bình 3,61) và nguyên nhân
khách quan (trung bình 3,46). Khó khăn chủ yếu là do các em thiếu kỹ năng sống, ít
gần gũi cha mẹ nên hay lo sợ. Còn cha mẹ đôi khi có biểu hiện của sự không thông
cảm hay thiếu niềm tin nhưng chủ yếu là muốn con cái mình có kết quả học tập cao
mà vô tình tạo áp lực cho con. Theo kết quả này, dù phụ huynh có gây khó khăn
cho con cái nhưng phụ huynh không hề muốn điều đó xảy ra.
Đánh giá của giáo viên về những khó khăn thường gặp khi học sinh THCS huyện Bình Chánh giao tiếp với giáo viên.
Kết quả của bảng 2.2 cho thấy có 1/8 vấn đề khó khăn thường gặp khi học sinh THCS giao tiếp với giáo viên được giáo viên xếp vào mức độ khá cao, còn lại 7/8 vấn đề khó khăn được xếp ở mức độ trung bình. Điều này cho thấy học sinh THCS huyện Bình Chánh gặp khó khăn khi giao tiếp với thầy cô không nhiều.
Có điều kiện trao đổi với thầy cô về tâm sinh lý (thứ bậc 1/8) là vấn đề duy nhất được thầy cô xếp ở mức độ khá cao, cho thấy đây là khó khăn duy nhất đồng thời cũng là khó khăn lớn nhất đối với học sinh. Vì sao? Vì có thể đó là vấn đề tế
nhị, nhạy cảm thậm chí mang tính bí mật của bản thân các em; có thể các em sợ nói
sai các bạn cười; có thể các em không có nhiều thời gian để nói chuyện với thầy
cô; cũng có thể vì các em rụt rè, nhút nhát hay đôi khi Thầy cô quá nghiêm khắc.
Tuy nhiên, nếu xem xét số trung bình thì thấy rằng học sinh nói chuyện với thầy cô về vấn đề tâm sinh lý (trung bình 3,59) được giáo viên đánh giá là dễ hơn nói với cha mẹ (trung bình 3,83). Có lẽ đây cũng là thường tình bởi vì giáo viên là người được đào tạo nghề dạy học nên thầy cô được trang bị đầy đủ về tâm sinh lý học
sinh, có kỹ năng gần gũi, thân thiện và biết chia sẻ, cảm thông với các em đồng thời nói điều bí mật với thầy cô có lẽ an toàn hơn là nói với cha mẹ.
Một loạt khó khăn như sợ nói sai các bạn cười, sợ trả lời không vừa ý giáo
viên, rụt rè, nhút nhát, ít phát biểu, ít giao tiếp với giáo viên có nguyên nhân từ học sinh được giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình. Mức độ trung bình là mức độ cho thấy những vấn đề trên có gây khó khăn cho các em trong quá trình giao tiếp với thầy cô. Tức là học sinh THCS huyện Bình Chánh tự làm khó mình nhiều hơn là thầy cô làm khó các em trong quá trình giao tiếp với nhau.
Ý kiến trên càng được khẳng định khi yếu tố Thầy cô quá nghiêm khắc được
giáo viên THCS huyện Bình Chánh chọn ở thứ bậc cuối cùng (thứ bậc 8/8). Nhận định trên cho thấy giáo viên THCS huyện Bình Chánh thân thiện, cởi mở, dễ gần không gây nhiều khó khăn cho học sinh. Thông qua sự tự thừa nhận này cho biết, giáo viên THCS huyện Bình Chánh có thể là điểm tựa tinh thần cho các em.
Đánh giá của giáo viên về những khó khăn thường gặp khi học sinh THCS huyện Bình Chánh giao tiếp với bạn bè.
Với 3 nội dung khó khăn thường gặp khi học sinh THCS giao tiếp với bạn bè, giáo viên đều đánh giá ở mức trung bình, không có nội dung nào xếp ở mức cao và cũng không có nội dung nào xếp ở mức kém. Điều này cho thấy giáo viên đánh giá cao mối quan hệ bạn bè của học sinh THCS huyện Bình Chánh vì có vẻ như trong mối quan hệ này, các em có nhiều thuận lợi hơn. Khó khăn chỉ ở mức độ trung bình cho thấy Bạn bè không đủ tin cậy (TB: 3,36); không hoà đồng (TB: 3,24), thậm chí Các bạn có tâm lý ghét các bạn học giỏi (TB: 3,02) (tức là ganh ghét nhau về học lực) cũng không phải là vấn đề cản trở các em trong quá trình giao tiếp với nhau. Điều này hoàn toàn hợp lý vì như đã trình bày ở cơ sở lý luận, học sinh THCS có xu hướng bình thường hoá những tác động của bạn bè trong giao tiếp.
Bạn bè không đủ tin cậy được giáo viên chọn mức độ gây khó khăn cao hơn cả, cho thấy học sinh THCS huyện Bình Chánh cũng vất vả trên đường tìm kiếm một điểm tựa tinh thần.
Tóm lại: Thông qua kết quả bảng 2.2, giáo viên THCS huyện Bình Chánh cho biết học trò của mình gặp khá nhiều khó khăn trong giao tiếp với cha mẹ (trung bình 3,72) và nhiều khó khăn trong giao tiếp với thầy cô (trung bình 3,25) và bạn bè (trung bình 3,20), trong đó, khó khăn lớn nhất, nhiều nhất là khó khăn có
nguyên nhân từ bản thân các em mà nổi bật là các em thiếu kỹ năng sống, thiếu tự