Bảng 2.9. Đánh giá của phụ huynh về những khó khăn học sinh THCS huyện
Bình Chánh thường gặp trong học tập
Khó khăn TB ĐLTC Thứ bậc
1. Bài học quá nhiều 3, 26 1,74 1
2. Thiếu nơi vui chơi lành mạnh 2, 30 1,79 4
3. Học kém không theo kịp bạn 2, 18 1,83 6
4. Thiếu tài liệu cho học sinh tham khảo. 1, 76 1,76 10
5. HS không có thời gian học bài và làm bài ở nhà 2, 19 1,90 5
6. Phụ huynh không có thời gian quan tâm con cái 2, 32 1,75 3
7. Học sinh không hiểu bài. 1, 85 1,75 8
8. Học sinh không đủ dụng cụ học tập 1, 36 1,54 14
9. Hoàn cảnh gia đình khó khăn 2, 40 1,83 2
10. Học sinh mất căn bản 1, 97 1,85 7
11. Giáo viên giảng bài khó hiểu 1, 71 1,74 11
12. Học sinh không có thời gian vui chơi giải trí 1, 77 1,72 9
13. Số lượng học sinh quá nhiều trong 1 lớp học 1, 50 1,69 12
14. Học sinh không đủ điều kiện sưu tầm tài liệu
mà giáo viên yêu cầu
1, 50 1,75 13
Kết quả của bảng 2.9 cho thấy đánh giá của phụ huynh về những khó khăn học
sinh thường gặp trong học tập theo thứ bậc từ cao đến thấp bao gồm 12 bậc. Trong
khá phù hợp với ý kiến của giáo viên (xem bảng 2.1, tr.51) và ý kiến của học sinh (xem bảng 2.5, tr.65), cho thấy học sinh THCS huyện Bình Chánh bị áp lực khá lớn về bài vở. Bài học quá nhiều là do đâu? Có thể một phần lớn do bản thân các em như Học kém không theo kịp bạn (thứ bậc 6/14); Học sinh mất căn bản (thứ bậc 7/14); Học sinh không hiểu bài (thứ bậc 8/14), một phần nhỏ do Giáo viên giảng bài khó hiểu (thứ bậc 11/14). Ý kiến này của phụ huynh tương tự như ý kiến của thầy
cô và ý kiến của các em cho thấy số lượng bài học hàng ngày là đang là gánh nặng
đè lên đôi vai bé nhỏ của các em.
Trong thực tế, dư luận xã hội hay cho rằng giáo viên bắt học sinh học bài
nhiều quá, yêu cầu làm bài tập về nhà nhiều quá, giáo viên nào cũng muốn học sinh
phải dành thời gian học bài môn của mình, học giỏi môn của mình nhưng trong
nghiên cứu này, lý do làm cho bài học của học sinh tăng lên chủ yếu không xuất
phát từ phía thầy cô mà xuất phát từ bản thân các em và gia đình. Đa số phụ huynh
thừa nhận do Hoàn cảnh gia đình khó khăn (thứ bậc 2/14) nên Phụ huynh không có thời gian quan tâm con cái (thứ bậc 3/14) cho thấy phụ huynh có nhận ra trách
nhiệm, vai trò của mình đối với kết quả học tập của con cái. Có lẽ đây cũng là dấu
hiệu đáng mừng cho thầy và trò học sinh THCS huyện Bình Chánh.
Một số khó khăn khác cũng được phụ huynh chọn ở thứ bậc khá cao như yếu tố thời gian: Học sinh không có thời gian học bài và làm bài ở nhà (thứ bậc 5/14) và điều kiện vui chơi, giải trí: Học sinh không có thời gian vui chơi giải trí (thứ bậc
9/14); Thiếu nơi vui chơi lành mạnh (thứ bậc 4/14) cho thấy phụ huynh có nhận ra
những yếu tố gián tiếp góp phần làm tăng áp lực học tập của con em mình.
Vấn đề phương tiện, điều kiện phục vụ học tập như Thiếu tài liệu cho học sinh
tham khảo (thứ bậc 10/14); Học sinh không đủ điều kiện sưu tầm tài liệu mà giáo viên yêu cầu (thứ bậc 13/14); Học sinh không đủ dụng cụ học tập (thứ bậc 14/14) được phụ huynh cho rằng không gây khó khăn hoặc chỉ tạo ra ít khó khăn cho học sinh. Có lẽ phụ huynh đã chăm lo đầy đủ cho con em mình về sách vở, dụng cụ, phương tiện học tập cũng như hàng ngày, thấy cặp con em mình căng phồng, nặng trịch thì làm sao thiếu tài liệu, dụng cụ học tập được. Ý kiến này của phụ huynh trái
ngược với ý kiến của giáo viên cho thấy phụ huynh đánh giá thấp tầm quan trọng của các yếu tố cơ sở vật chất, trong đó có cả không gian học tập cần thiết trong nhà trường như Số lượng học sinh quá nhiều trong 1 lớp học (thứ bậc 12/14).
Như vậy, mặc dù phụ huynh học sinh THCS huyện Bình Chánh thừa nhận họ không có nhiều thời gian quan tâm đến con em nhưng họ cũng biết khá rõ ràng và đầy đủ về những khó khăn trong học tập mà con em họ thường gặp. Chủ yếu đó là những khó khăn về số lượng bài học, khó khăn do khả năng của các em còn hạn chế, khó khăn về thời gian, thiếu thốn về điều kiện vui chơi giải trí và một số yếu tố ít tạo khó khăn hơn như phương pháp giảng bài của thầy cô giáo, phương tiện học tập.
Bảng 2.10. Đánh giá của phụ huynh về những khó khăn học sinh THCS huyện
Bình Chánh thường gặp khi giao tiếp với cha mẹ, thầy cô và bạn bè
Khó khăn khi giao tiếp với TB ĐLTC Thứ bậc
Cha mẹ 1, 92 1,84 1
1. Các em ít gần gũi cha mẹ 2, 28 1,73 2
2. Các em thiếu kỹ năng sống 1, 88 1,63 5
3. Các em sợ bị cha mẹ la mắng 2, 88 1,79 1
4. Phụ huynh đòi hỏi con mình phải đạt điểm cao
nên gây áp lực cho các em
1, 90 1,87 4
5. Cha mẹ thiếu niềm tin đối với con cái 1, 50 1,65 6
6. Các em sợ nói về vấn đề sinh lý với cha mẹ 2, 18 2,05 3
7. Tuổi tác chênh lệch, không hiểu nhau 1, 46 1,73 7
8. Cha mẹ không thông cảm con cái 1, 29 1,54 8
Thầy cô 1, 70 1,88 2
1.HS không có nhiều thời gian để nói chuyện với
thầy cô
1, 54 1,85 5
2.HS khó trao đổi với thầy cô về tâm sinh lý 1, 98 2,03 1
4.Học sinh ít khi giao tiếp với giáo viên 1, 59 1,90 4 5.Học sinh rụt rè, nhút nhát khi giao tiếp với giáo
viên
1, 94 1,81 2
6.Các em sợ trả lời không vừa ý giáo viên 1, 71 1,87 3
Bạn bè 1, 62 1, 85 3
1. Các em có tâm lý ghét các bạn học giỏi 1, 16 1,56 5
2. Bạn bè không hòa đồng 1, 39 1,68 3
3. Chưa đủ tin cậy để tâm sự. 1, 29 1,66 4
4. Các em sợ gặp phải bạn xấu. 2, 00 2,02 2
5. Các em sợ bị rủ rê, lôi kéo vào thú vui không lành mạnh.
2, 29 2,11 1
Kết quả của bảng 2.10 cho thấy đánh giá của phụ huynh học sinh THCS
huyện Bình Chánh về những khó khăn học sinh thường gặp khi giao tiếp với cha mẹ, thầy cô và bạn bè theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau:
Những khó khăn học sinh THCS huyện Bình Chánh thường gặp khi giao tiếp cha mẹ:
• Những khó khăn có nguyên nhân từ bản thân học sinh: Các em sợ bị cha
mẹ la mắng (thứ bậc 1/8); Các em ít gần gũi cha mẹ (thứ bậc 2/8); Các em sợ nói về vấn đề sinh lý với cha mẹ (thứ bậc 3/8); Các em thiếu kỹ năng sống (thứ bậc 5/8).
• Những khó khăn có nguyên nhân từ cha mẹ: Phụ huynh đòi hỏi con mình
phải đạt điểm cao nên gây áp lực cho các em (thứ bậc 4/8); Cha mẹ thiếu niềm tin đối với con cái (thứ bậc 6/8) và Cha mẹ không thông cảm con cái (thứ bậc 8/8).
• Những khó khăn khách quan: Tuổi tác chênh lệch, không hiểu nhau (thứ
bậc 7/8)
Nhìn vào kết quả trên dễ dàng nhận ra rằng, trong mắt phụ huynh, học sinh THCS huyện Bình Chánh gặp trở ngại khi giao tiếp với cha mẹ chủ yếu là do sự
với cha mẹ nên các em chưa hiểu đúng, hiểu đủ về cha mẹ và từ đó, dẫn đến việc các em thiếu tự tin: Các em sợ bị cha mẹ la mắng (thứ bậc 1/8); Các em sợ nói về vấn đề sinh lý với cha mẹ (thứ bậc 3/8). Bên cạnh đó, phụ huynh cũng thừa nhận chính mình cũng tạo ra khó khăn cho con em khi giao tiếp với nhau, dù mức độ
thừa nhận này không cao lắm như Phụ huynh đòi hỏi con mình phải đạt điểm cao
nên gây áp lực cho các em (thứ bậc 4/8); Cha mẹ thiếu niềm tin đối với con cái
(thứ bậc 6/8) và Cha mẹ không thông cảm con cái (thứ bậc 8/8).
Đặc biệt, đa số phụ huynh cho rằng Các em sợ cha mẹ la mắng (thứ bậc 1/8)
và Các em ít gần gũi với cha mẹ (thứ bậc 2/8) trong khi không phải cha mẹ nào cũng không thông cảm (thứ bậc 8/8) hay thiếu niềm tin (thứ bậc 6/8) đối với con cái. Điều này càng khẳng định chính các em tự tạo ra khoảng cách với cha mẹ, tạo ra khó khăn cho chính mình hoặc vì thiếu kỹ năng sống nên các em vô tình tạo ra điều đó.
Phụ huynh đánh giá yếu tố “tuổi tác chênh lệch không hiểu nhau” với mức độ
khá thấp (thứ bậc 7/8). Điều này một lần nữa khẳng định phụ huynh học sinh THCS huyện Bình Chánh rất muốn hiểu con cái và sẵn lòng làm điều đó. Có vẻ như chính họ cũng bối rối, thụ động trước sự thay đổi quá nhanh của con cái cũng như chưa biết làm cách nào để xoá đi khoảng cách do chính con cái mình tạo ra. Như vậy, không chỉ học sinh THCS huyện Bình Chánh cần tham vấn tâm lý mà cả phụ huynh cũng cần được tham vấn để có thể thay đổi theo hướng tích cực.
Những khó khăn học sinh THCS huyện Bình Chánh thường gặp khi giao tiếp với thầy cô:
• Những khó khăn có nguyên nhân từ hai phía: Học sinh khó trao đổi với thầy
cô về tâm sinh lý (thứ bậc 1/6)
• Những khó khăn có nguyên nhân từ học sinh: Học sinh rụt rè, nhút nhát khi
giao tiếp với giáo viên (thứ bậc 2/6); Các em sợ trả lời không vừa ý giáo viên (thứ bậc 3/6); Học sinh ít khi giao tiếp với giáo viên (thứ bậc 4/6); Học sinh không có nhiều thời gian để nói chuyện với thầy cô (thứ bậc 5/6)
• Những khó khăn có nguyên nhân từ giáo viên: Thầy cô quá nghiêm khắc
(thứ bậc 6/6)
Một lần nữa, khi nhìn vào kết quả bảng 2.10, dễ dàng nhận ra phần lớn khó
khăn trong giao tiếp với thầy cô là do học sinh: học sinh không chủ động giao tiếp với thầy cô (ít giao tiếp với thầy cô, không có nhiều thời gian nói chuyện với thầy cô); học sinh thiếu tự tin (rụt rè, nhút nhát, lo sợ); học sinh thiếu kỹ năng diễn đạt nên Khó trao đổi với thầy cô về tâm sinh lý. Trong khi đó, Thầy cô quá nghiêm
khắc không tạo môi trường thân thiện và cởi mở cho học sinh thì được phụ huynh
chọn ở thứ bậc thấp nhất tức là không gây ra khó khăn hoặc gây ra khó khăn rất ít. Lẽ ra vấn đề này phải là nguyên nhân đầu tiên, quan trọng nhất gây ra khó khăn cho học sinh mới hợp lý nhưng theo tâm lý thông thường, phụ huynh rất thích giáo viên nghiêm khắc vì họ quan niệm rằng giáo viên nghiêm khắc thì mới dạy được
học trò nên phụ huynh xếp khó khăn do Thầy cô quá nghiêm khắc ở thứ bậc cuối
cùng cũng là điều dễ hiểu. Như vậy, trong vấn đề này, phụ huynh đã chủ quan và áp đặt con em theo quan niệm của họ.
Như vậy, tương tự như phần giao tiếp với cha mẹ, phụ huynh học sinh THCS huyện Bình Chánh cho rằng nguyên nhân gây khó khăn cho học sinh khi giao tiếp với thầy cô chủ yếu là do học sinh tạo ra. Với nhận định như thế, học sinh THCS huyện Bình Chánh cần thay đổi và buộc phải thay đổi mới có thể vượt qua những rào cản do chính mình tạo ra.
Những khó khăn học sinh THCS huyện Bình Chánh thường gặp khi giao tiếp với bạn bè:
• Những khó khăn có nguyên nhân từ bản thân học sinh: Các em sợ bị rủ rê,
lôi kéo vào thú vui không lành mạnh (thứ bậc 1/5); Các em sợ gặp phải bạn xấu (thứ bậc 2/5) và Các em có tâm lý ghét các bạn học giỏi (thứ bậc 5/5).
• Những khó khăn có nguyên nhân từ bạn bè: Bạn bè không hòa đồng (thứ bậc
3/5); Chưa đủ tin cậy để tâm sự (thứ bậc 4/5).
Theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, khi học sinh có những vấn đề muốn chia sẻ với người khác thì nhân vật đầu tiên được các em ưu tiên chọn là bạn
bè vì bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến các em ở giai đoạn này. Tuy nhiên, mặc dù có nhu cầu cao về bạn bè như vậy nhưng học sinh THCS vẫn có sự chọn lọc khi
kết bạn và vì vậy, việc đa số phụ huynh cho rằng: Các em sợ bị rủ rê, lôi kéo vào
thú vui không lành mạnh (thứ bậc 1/5); Các em sợ gặp phải bạn xấu (thứ bậc 2/5) là xác đáng. Các em sợ là vì xung quanh các em có nhiều người không tốt, có nhiều trò chơi, thú vui hấp dẫn nhưng vô bổ thậm chí độc hại trong khi các em cũng thích được vui chơi, muốn được thử vì tò mò…
Trong thực tế, đây không chỉ là nỗi sợ của học sinh mà còn là nỗi lo lắng “mất ăn, mất ngủ” của phụ huynh học sinh THCS huyện Bình Chánh bởi vì con em họ không chỉ đối mặt với khó khăn do bản thân, cha mẹ, thầy cô mà còn bị bao vây bởi những người xấu (chưa đủ tin cậy và không hoà đồng) và tệ nạn xã hội.
Khó khăn được phụ huynh xếp ở thứ bậc cuối cùng là Các em có tâm lý ghét
các bạn học giỏi (thứ bậc 5/5). Đối chiếu kết quả này với kết quả của bảng 2.2 và bảng 2.6 sẽ nhận ra rằng học sinh THCS huyện Bình Chánh khá hồn nhiên, trong sáng trong quan hệ với bạn bè. Dưới góc độ tích cực thì đây là một ưu thế của học sinh và cần nổ lực giữ gìn nó. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, các em cần lắm những kỹ năng sống để biết chọn lọc, biết kiềm chế, biết vươn lên, biết vượt qua những rủ rê, lôi kéo của người xấu.
Bảng 2.11. Đánh giá của phụ huynh về những biểu hiện, tâm trạng của học sinh
THCS huyện Bình Chánh (đặc biệt là các em nữ) trong giai đoạn dậy thì.
Biểu hiện TB ĐLTC Thứ bậc
1. Thích làm người lớn 2, 08 2,01 1
2. Làm theo ý mình không theo yêu cầu của
người lớn 2, 04 1,95 2 3. It nói, thụ động 1, 81 1,88 6 4. Thích bạn khác giới 1, 52 1,73 11 5. Tâm trạng diễn ra phức tạp 1, 61 1,86 8 6. Thích tò mò 1, 45 1,78 14
cuộc sống
8. E thẹn 1, 87 1,96 5
9. Điệu đàng 1, 60 1,88 9
10. Thích làm duyên 1, 54 1,90 10
11. Mơ màng không tập trung học tập 1, 36 1,75 15
12. Thích nghe kể về bạn khác phái 1, 30 1,66 17
13. Có thái độ bướng bỉnh với người lớn 1, 52 1,85 12
14. Chú ý đến ngọai hình 1, 98 2,01 4
15. Hơi quậy phá không chú ý học tập 1, 32 1,74 16
16. Quan tâm đến tình cảm trai gái 1, 22 1,68 18
17. Hay nói chuyện yêu đương 1, 21 1,63 19
18. Khẳng định mình thông qua cách ăn mặc,
cách nói năng
1, 77 2,09 7
19. Vui buồn bất thường 1, 50 1,88 13
20. Lãng mạn 1, 18 1,70 20
Kết quả của bảng 2.11 cho thấy đánh giá của phụ huynh về những biểu hiện,
tâm trạng của học sinh THCS huyện Bình Chánh (đặc biệt là các em nữ) trong quá trình phát triển tuổi dậy thì theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau:
• Nhóm biểu hiện khẳng định tính người lớn như: Thích làm người lớn (thứ
bậc 1/20); Làm theo ý mình không theo yêu cầu của người lớn (thứ bậc
2/20); Khẳng định mình thông qua cách ăn mặc, cách nói năng (thứ bậc
7/20); Có thái độ bướng bỉnh với người lớn (thứ bậc 12/20)
• Nhóm biểu hiện đặc trưng của giới tính nữ như: E thẹn (thứ bậc 5/20); Điệu đàng (thứ bậc 9/20); Thích làm duyên (thứ bậc 10/20)
• Nhóm những biểu hiện tâm lý mới lạ như: Thích khám phá những điều chưa
biết trong cuộc sống (thứ bậc 3/20); Ít nói, thụ động (thứ bậc 6/20); Tâm trạng diễn ra phức tạp (thứ bậc 8/20); Vui buồn bất thường (thứ bậc 13/20);
15/20); Hơi quậy phá không chú ý học tập (thứ bậc 16/20); Lãng mạn (thứ bậc 20/20)
• Nhóm biểu hiện đặc trưng cho sự phát triển giới tính như: Chú ý đến ngoại
hình (thứ bậc 4/20); Thích bạn khác giới (thứ bậc 11/20); Thích nghe kể về bạn khác phái (thứ bậc 17/20); Quan tâm đến tình cảm trai gái (thứ bậc 18/20); Hay nói chuyện yêu đương (thứ bậc 19/20)
Từ kết quả trên cho thấy phụ huynh học sinh THCS huyện Bình Chánh cho
rằng những biểu hiện khẳng định tính người lớnvà những biểu hiện đặc trưng cho
giới tính nữ của học sinh THCS khi các em bước vào giai đoạn dậy thì được thể