Đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh THCS

Một phần của tài liệu khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 45)

1.3.1. Đặc điểm hoạt động và giao tiếp

Đặc điểm hoạt động học tập

Theo tài liệu [23], hoạt động học tập của học sinh THCS có bốn đặc điểm chính:

Đặc điểm thứ 1: Đặc trưng trong hoạt động học tập của học sinh THCS là học phương pháp học, học cách học các môn khoa học một cách hiệu quả.

Đặc điểm thứ 2: Đối tượng học tập của học sinh THCS là những tri thức thuộc các lĩnh vực khoa học riêng. Học sinh THCS bắt đầu nghiên cứu có hệ thống những cơ sở của các ngành khoa học theo những phân môn độc lập.

Đặc điểm thứ 3: Thái độ học tập của học sinh THCS đã được cấu trúc lại. Thái độ khác nhau đối với các môn học của học sinh THCS phụ thuộc vào sự hứng thú, sở thích của các em, phụ thuộc vào nội dung môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Đặc điểm thứ 4: Tính chất và hình thức học tập của học sinh THCS đã thay đổi so với học sinh Tiểu học. Học sinh THCS không chỉ học tập trên lớp mà còn học tập ở phòng thí nghiệm, vườn trường, ở các khu du lịch sinh thái trong giờ hoạt động ngoại khoá, thực hành, thí nghiệm, tham quan ….

Qua bốn đặc điểm trên cho thấy mức độ độc lập cũng như ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh THCS là rất cao. Học sinh không chỉ đòi hỏi cao ở bản thân mà còn cần có sự trợ giúp rất nhiều từ phụ huynh, thầy cô, bạn bè để có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Nếu không may những đòi hỏi này không được thoả mãn, học sinh THCS sẽ gặp khó khăn trong học tập và những xung đột tâm lý có thể xảy ra.

Đặc điểm hoạt động vui chơi, giải trí

Đồng thời với nhu cầu mở rộng hiểu biết, nhu cầu của học sinh THCS về hoạt động vui chơi giải trí như văn hoá – văn nghệ, thể thao cũng như hoạt động Đoàn – Đội được biểu hiện rất cao. Học sinh THCS rất ham mê đọc các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo, tạp chí… và tham gia một cách tích cực vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ và thể thao. Học sinh THCS không chỉ hưởng thụ các tác phẩm văn học – nghệ thuật mà còn hướng đến sự sáng tạo ra chúng. Nhiều học sinh THCS đã bộc lộ năng khiếu, khả năng của mình và bước đầu đã có những thành công nhất định trong các lĩnh vực nghệ thuật và thể thao.

Trong những hoạt động này, học sinh THCS cũng có một số khó khăn như hạn chế về kỹ năng giao tiếp, thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng tư duy sáng tạo không như mong muốn…. Tất cả những khó khăn này, học sinh THCS có thể tự

giải quyết sau một thời gian tham gia tích cực vào các hoạt động hoặc nhờ sự trợ giúp của người có kinh nghiệm nhiều hơn.

Đặc điểm hoạt động giao tiếp của học sinh THCS

Học sinh THCS đang trong giai đoạn vươn lên làm người lớn nên vấn đề giao tiếp của các em giữ vai trò rất quan trọng. Các em mở rộng phạm vi giao tiếp từ giao tiếp bạn bè cùng tuổi đến giao tiếp với người lớn tuổi hơn.

Đặc điểm hoạt động giao tiếp của học sinh THCS với người lớn

Nét đặc trưng trong giao tiếp giữa học sinh THCS với người lớn (chủ yếu là cha mẹ, thầy cô) là sự cải tổ lại kiểu quan hệ giữa người lớn – trẻ con có ở tuổi học sinh Tiểu học, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của học sinh THCS và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo.

Một số đặc trưng của quan hệ giữa học sinh với người lớn:

- Tính chủ thểtrong quan hệ giữa học sinh THCS với người lớn rất cao, thậm chí cao hơn mức cần thiết. Điều này được thể hiện ở chỗ nhu cầu được tôn trọng cao trong quá trình giao tiếp với người lớn. Học sinh THCS luôn đòi hỏi được bình đẳng, được tôn trọng, được đối xử như người lớn, được hợp tác, được cùng hoạt động với người lớn. Học sinh THCS khát vọng được độc lập, được khẳng định, không thích sự quan tâm, can thiệp quá sâu của người lớn, không thích có sự kiểm tra, sự giám sát chặt chẽ của người lớn trong cuộc sống, trong học tập và trong mối quan hệ riêng của các em.

- Nhiều mâu thuẫn xuất hiện từ phía học sinh THCS trong quan hệ với người lớn. Trước hết là mâu thuẫn trong nhận thức và nhu cầu của học sinh THCS. Học sinh THCS có nhu cầu thoát li khỏi sự giám sát của người lớn, muốn độc lập. Tuy nhiên, do địa vị xã hội còn phụ thuộc và chưa có nhiều kinh nghiệm ứng xử và giải quyết vấn đề của bản thân, của cuộc sống nên vẫn có nhu cầu được người lớn giúp đỡ, gần gũi, chia sẻ và định hướng cho mình; làm gương cho mình noi theo. Thứ hai là mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh, bất ổn định về thể chất, tâm lý và vị thế xã hội của học sinh THCS với nhận thức và hành xử của người lớn không theo kịp sự thay đổi đó.

- Xu hướng cường điệu hoá, kịch hoá các tác động từ người lớn của học sinh THCS trong ứng xử hàng ngày. Học sinh THCS thường suy diễn, thổi phồng, cường điệu hoá quá mức tầm quan trọng của các tác động từ phía người lớn đặc biệt là các tác động có liên quan đến danh dự và lòng tự trọng của các em. Trong khi đó, các em lại xem nhẹ, coi thường những hành vi của bản thân và bạn bè dù những hành vi này có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng các em. [22, tr.180,181]

Từ các đặc trưng trên cho thấy, cả người lớn lẫn học sinh THCS không dễ dàng thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với nhau mà đôi khi còn dẫn đến xung đột

gay gắt và điều này có thể để lại những hậu quả lâu dài trong đời sống tâm lý học

sinh THCS.

Đặc điểm giao tiếp của học sinh THCS với bạn bè cùng tuổi.

Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh THCS là giao tiếp thân tình với bạn bè, [56] vì vậy, nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng tuổi của các em phát triển mạnh. Quan hệ với bạn bè cùng tuổi của các em nhanh chóng trở nên đa dạng, phong phú, phức tạp hơn so với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Tuy nhiên, dù nhu cầu kết bạn cao học sinh THCS vẫn biết kết bạn một cách có chọn lọc theo những tiêu chí riêng và luôn phân biệt được đâu là bạn sơ giao, bạn thâm giao … Học sinh THCS luôn khao khát có được bạn thân và việc tìm kiếm một người bạn thân đáng tin cậy, phù hợp với tiêu chí riêng trở nên cấp bách đối với các em, đặc biệt là các em cuối cấp THCS.

Giai đoạn đầu của lứa tuổi học sinh THCS, phạm vi giao tiếp bạn bè của các em rộng nhưng chưa bền vững. Dần dần, các em gắn bó với nhau trong một phạm vi hẹp hơn và mức độ ảnh hưởng tới nhau mạnh mẽ hơn. Mặt khác, tình bạn của học sinh THCS gắn liền với những rung cảm sâu sắc, vì vậy, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các em. Sự ảnh hưởng này đôi khi vượt lên trên cả việc học hành, thi cử, cũng như các mối quan hệ khác với người lớn.

Giao tiếp với bạn bè của học sinh THCS là hoạt động độc lập và bình đẳng.

các em có quyền độc lập trong quan hệ với bạn. Trong mối quan hệ này, học sinh THCS không chỉ thoả mãn được nhu cầu bình đẳng, độc lập mà còn thoả mãn cả nhu cầu được thừa nhận, được khẳng định mình. Chính những nhu cầu này khiến học sinh THCS nhạy cảm hơn đối với những ý kiến và đánh giá của bạn bè. Những lời nhận xét của bạn có thể là động lực để sửa sai, thay đổi theo hướng tích cực đồng thời cũng có thể là sự châm ngòi cho một cuộc gây hấn.

Học sinh THCS rất coi trọng các phẩm chất tình bạn. Các em đòi hỏi bạn phải

có thái độ tôn trọng, thẳng thắn, trung thành, cởi mở, hiểu biết, tin cậy, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt là biết giữ bí mật cho nhau mặc dù đôi khi các em hiểu không đúng về những biểu hiện của các phẩm chất này. Sự kết hợp khác nhau của các tiêu chí này tạo thành cái gọi là “bộ luật bạn bè” trong mỗi nhóm bạn và bắt buộc các thành viên phải tuân theo. Các em sẵn sàng phê phán, lên án và tẩy chay những hiện tượng kiêu căng, chơi trội, coi thường bạn, không giúp đỡ bạn, nói xấu bạn và không tuân thủ “bộ luật bạn bè”.

Xúc cảm giới tính là một yếu tố mới trong quan hệ bạn bè khác giới của học sinh THCS. Yếu tố này gắn liền với hiện tượng dậy thì của bản thân các em và góp phần tạo nên những đặc trưng độc đáo cho lứa tuổi. Đặc trưng này được biểu hiện bằng thái độ giống nhau ở cả hai giới: biết quan tâm đặc biệt đối với bạn khác giới và mong muốn thu hút được tình cảm của bạn khác giới; quan tâm đến tình yêu nam nữ; tò mò về giới bên kia… Các học sinh nam thể hiện điều này một cách mạnh mẽ, đôi khi thô bạo, “gây sự” với bạn nữ để tạo sự chú ý đến mình; các học sinh nữ thường kín đáo, tế nhị hơn, gây sự chú ý bằng cách ứng xử, cách chọn trang phục đẹp, làm dáng và thường giả vờ thờ ơ, lãnh đạm trước bạn khác giới.… Tình bạn khác giới của học sinh THCS vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa có vẻ thận trọng, kín đáo, có ý thức rõ rệt về giới tính của bản thân. Những tình cảm này nhiều khi chỉ thoáng qua nhưng cũng có trường hợp khá bền vững, cũng có thể có sóng gió, rồi lại ổn định dần và để lại nhiều kỉ niệm sâu sắc trong tâm hồn các em. [23], [22]

Ở một góc độ khác, sự xuất hiện xúc cảm giới tính cũng như những mối quan hệ bạn bè quá mật thiết có thể tạo ra những hậu quả đáng tiếc không có lợi cho sự

phát triển nhân cách của các em và điều này rất dễ xảy ra vì các em chưa đủ kinh nghiệm, kỹ năng làm chủ cảm xúc của mình.

1.3.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS

Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS thể hiện rất rõ sự chuyển tiếp từ tính chất không chủ định sang tính chất có chủ định. Ở lứa tuổi này, tính chất không chủ định không giảm đi, tính chất có chủ định đang phát triển mạnh nhưng vẫn chưa chiếm ưu thế. Tính chất chuyển tiếp được thể hiện ở tất cả các quá trình nhận thức. [23]

Sự phát triển tri giác của học sinh THCS

So với học sinh Tiểu học, khối lượng đối tượng tri giác của học sinh THCS tăng lên rõ rệt. Tri giác của học sinh THCS có trình tự, có kế hoạch và hoàn thiện hơn. Học sinh THCS có khả năng phân tích và tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Khả năng quan sát phát triển và trở thành thuộc tính ổn định của cá nhân. Tuy nhiên, tri giác của học sinh THCS còn một số hạn chế như: thiếu kiên trì, còn vội vàng, hấp tấp trong tri giác, tính tổ chức, tính hệ thống trong tri giác còn yếu. Do còn những hạn chế này nên trong quá trình tri giác, học sinh THCS gặp phải một số khó khăn như: không tìm ra những dấu hiệu, những yếu tố cần tìm hoặc tìm không đúng, dễ bị lẫn lộn giữa dấu hiệu bản chất và dấu hiệu không bản chất.

Sự phát triển trí nhớ của học sinh THCS

Trí nhớ của học sinh THCS dần dần mang tính chất của những quá trình có điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. Ghi nhớ có ý nghĩa, ghi nhớ lôgic đang dần chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ máy móc. Trong khi tái hiện vấn đề, học sinh THCS đã biết dựa vào lôgic của vấn đề nên nhớ chính xác và nhớ lâu hơn. Học sinh THCS có khả năng sử dụng các loại trí nhớ một cách hợp lí, biết tìm ra các phương pháp ghi nhớ, nhớ lại thích hợp và có hiệu quả, biết phát huy vai trò của tư duy trong các quá trình ghi nhớ. Mặt khác, ghi nhớ của học sinh THCS cũng thể hiện

tính chất mâu thuẫn: mặc dù có khả năng ghi nhớ có ý nghĩa song các em vẫn tuỳ

chưa hiểu đúng vai trò của ghi nhớ máy móc, coi đó là học vẹt nên coi thường loại ghi nhớ này, và vì vậy, các em không nhớ được tài liệu một cách chính xác.

Sự phát triển chú ý của học sinh THCS

So với lứa tuổi học sinh Tiểu học, chú ý có chủ định của học sinh THCS được tăng cường: Các phẩm chất chú ý của học sinh THCS mang nội dung mới, sức tập

trung chú ý cao hơn, khối lượng chú ý nhiều hơn, khả năng di chuyển được tăng

cường rõ rệt, khả năng duy trì chú ý được lâu bền hơn.

Tuy nhiên sự phát triển chú ý của học sinh THCS cũng có mâu thuẫn: Một mặt chú ý có chủ định của các em phát triển mạnh, mặt khác, những ấn tượng và rung động mạnh mẽ, phong phú làm cho sự chú ý của các em khó bền vững. Điều này tạo cho các em không ít khó khăn khi phải học trong một lớp quá đông, phương tiện dạy học thiếu thốn, giáo viên giảng bài không thu hút…

Tư duy của học sinh THCS

Tư duy của học sinh THCS có sự chuyển đổi từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng cho nên mức độ phát triển tư duy của các em không đồng đều. Ở đầu cấp, thành phần của tư duy cụ thể của học sinh THCS vẫn phát triển mạnh và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy. Sang các lớp cuối cấp, tư duy trừu tượng của học sinh mới phát triển mạnh và tư duy phê phán của các em cũng bắt đầu phát triển. Các em bắt đầu biết nhìn nhận, đánh giá vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Các em không còn thích sự rập khuôn, sáo rỗng và áp đặt.

Từ những biến đổi phức tạp trên, học sinh THCS gặp không ít khó khăn trong học tập khi thiếu tài liệu tham khảo hay chưa kịp hiểu bài, số lượng bài vở quá nhiều hoặc phải làm bài theo kiểu rập khuôn, máy móc. Các em thấy căng thẳng, áp lực khi không được sáng tạo cũng như khi các em không được thầy cô giải đáp thấu đáo những thắc mắc.

1.3.3. Đặc điểm cơ bản của sự phát triển nhân cách của học sinh THCS

Đời sống tình cảm của học sinh THCS

Tình cảm của học sinh THCS phát triển mạnh và đã phục tùng ý chí, trong đó, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ phát triển vượt bậc.

Xúc cảm, tình cảm của học sinh THCS có cường độ khá mạnh, thường theo hướng xung động, quyết liệt mặc dù đôi khi các em cũng biết kiềm chế và che dấu tình cảm thật của bản thân. Do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết, đôi khi tình cảm của học sinh THCS mâu thuẫn, tiêu cực và bộc phát. Các em trở nên khó hiểu, khó gần và khó giáo dục nếu người lớn không hiểu và không thông cảm với trạng thái tâm lý bất thường của các em.

Sự phát triển của tự ý thức của học sinh THCS

Sự phát triển mạnh mẽ tự ý thức là một trong những đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển nhân cách của thiếu niên. Trên cơ sở tự nhận thức và tự đánh giá (hai quá trình của tự ý thức) được mình, học sinh THCS có khả năng điều khiển, điều

Một phần của tài liệu khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)