Kết quả khảo sát về giải pháp tham vấn hiệu quả cho học sinh THCS huyện Bình

Một phần của tài liệu khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 106 - 123)

Trong chương này, các phần sau đây được trình bày:

• Kết quả khảo sát về giải pháp tham vấn hiệu quả cho học sinh THCS huyện

Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

• Đề xuất một số nội dung tham vấn tâm lý tại các trường THCS huyện Bình

Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

3.1. Kết quả khảo sát về giải pháp tham vấn hiệu quả cho học sinh THCS huyện Bình Chánh huyện Bình Chánh

3.1.1. Kết quả khảo sát trên giáo viên

Bảng 3.1. Đánh giá của giáo viên về những giải pháp nhà trường và các tổ chức

giáo dục cần thực hiện để tham vấn học sinh hiệu quả

Giải pháp TB ĐLTC Thứ bậc

1. Giảm tải chương trình học 4, 31 1,08 1

2. Có biện pháp răn đe, xử phạt các học sinh vi

phạm

4, 15 1,07 13

3. Gia đình và xã hội phải chỉ bảo mỗi ngày về

cách giao tiếp

4, 11 1,09 16

4. Giúp con hạn chế xem các phim ảnh xấu 4, 29 1,03 2

5. Thực hiện đúng chương trình giảng dạy Giáo

dục công dân

4, 09 1,01 19

6. Kết hợp lý thuyết và thực tiễn 4, 25 0,98 4

7. Giáo viên gần gũi học sinh 4, 14 1,01 14

8. Kết hợp với phụ huynh khi thấy học sinh có

biểu hiện bất thường

4, 21 1,05 7

9. Giáo viên quan tâm, động viên, khuyến khích

học sinh trong học tập

4, 20 0,99 9

10. Tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh 4, 21 1,03 7

11. Định hướng cho học sinh học tập, hướng

nghiệp

12. Quan tâm giúp đỡ học sinh khó khăn về vật chất

4, 18 1,01 10

13. Cần quan tâm học sinh cá biệt để có hướng

giáo dục

4, 29 1,08 2

14. Giáo viên lắng nghe ý kiến và chia sẻ những

mong muốn của học sinh

4, 25 1,06 5

15. Tổ chức các buổi trao đổi chuyên đề về giới

tính, tình yêu

4, 15 1,04 12

16. Giáo viên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tình

cảm của học sinh

4, 18 0,99 10

17. Thành lập tổ sinh hoạt về mặt tâm lý trong nhà

trường

3, 93 1,14 24

18. Tổ chức nhiều hoạt động hữu ích để học sinh

tham gia

4, 11 1,07 17

19. Tổ chức các họat động ngoại khóa để học sinh

vừa học vừa chơi

4, 11 1,07 17

20. Nhà trường tổ chức giáo dục về tâm sinh lý

cho học sinh

4, 00 1,16 23

21. Mở các cuộc thi tìm hiểu về các vấn đề xã hội 3, 92 0,99 26

22. Cha mẹ gần gũi học sinh 3, 93 1,04 24

23. Tổ chức tham quan mang tính vui chơi 3, 90 1,13 27

24. Mở nhiều câu lạc bộ cho học sinh trên địa bàn

huyện và trường học

4, 04 1,01 22

25. Tham vấn về tâm lý lứa tuổi, tạo sự an tâm, tự

tin trong cuộc sống

4, 09 1,11 19

26. Thể hiện hết trách nhiệm và đạo đức của giáo

viên đối với học sinh

4, 06 1,14 21

27. Công bằng trong đối xử với học sinh 4, 22 1,10 6

Kết quả của bảng 3.1 cho thấy giáo viên THCS huyện Bình Chánh đánh giá những giải pháp nhà trường và các tổ chức giáo dục cần thực hiện để tham vấn học sinh hiệu quả ở mức độ khá cao, không giải pháp nào giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình hay thấp hơn. Điều này cho thấy giáo viên THCS huyện Bình Chánh khá kỳ vọng vào công tác tham vấn cũng như giáo viên khá cầu toàn trong quá trình dạy học và giáo dục.

Theo giáo viên THCS huyện Bình Chánh, những giải pháp có thể giúp học sinh THCS huyện Bình Chánh giảm khó khăn, xung đột tâm lý bao gồm những nhóm giải pháp sau:

• Nhóm giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh: Cần quan tâm học sinh cá

biệt để có hướng giáo dục (thứ bậc 2/27); Nhà trường kết hợp với phụ huynh khi thấy học sinh có biểu hiện bất thường(thứ bậc 7/27);Có biện pháp răn đe, xử phạt các học sinh vi phạm(thứ bậc 13/27)

• Nhóm giải pháp giải quyết khó khăn trong học tập: Giảm tải chương trình

học (thứ bậc 1/27); Kết hợp lý thuyết và thực tiễn (thứ bậc 4/27); Quan tâm, động

viên, khuyến khích học sinh trong học tập(thứ bậc 9/27);Định hướng chohọc sinh học tập, hướng nghiệp (thứ bậc 15/27); Tổ chức hoạt động ngoại khóa để học sinh vừa học vừa chơi (thứ bậc 17/27); Thực hiện đúng chương trình giảng dạy Giáo dục công dân(thứ bậc 19/27);

• Nhóm giải pháp liên quan đến gia đình như:Giúp con hạn chế xem các phim

ảnh xấu (thứ bậc 2/27); Quan tâm giúp đỡ học sinh khó khăn về vật chất (thứ bậc

10/27); Gia đình và xã hội phải chỉ bảo mỗi ngày về cách giao tiếp (thứ bậc 16/27);

Cha mẹ gần gũi học sinh(thứ bậc 24/27).

• Nhóm giải pháp nhằm giúp học sinh THCS huyện Bình Chánh thoả mãn nhu

cầu giải trí như: Tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh (thứ bậc 7/27); Định

hướng cho học sinh học tập, vui chơi giải trí (thứ bậc 15/27); Tổ chức các họat động ngoại khóa để học sinh vừa học vừa chơi(thứ bậc 17/27); Tổ chức nhiều hoạt động hữu ích để học sinh tham gia (thứ bậc 17/27); Mở nhiều câu lạc bộ cho học sinh trên địa bàn huyện và trường học (thứ bậc 22/27);Mở các cuộc thi tìm hiểu về các vấn đề xã hội (thứ bậc 26/27); Tổ chức tham quan mang tính vui chơi (thứ bậc 27/27).

• Nhóm giải pháp nhằm giúp học sinh giải quyết những khó khăn tâm lý khi

bước vào giai đoạn dậy thì như Tổ chức các buổi trao đổi chuyên đề về giới tính,

tình yêu (thứ bậc 12/27); Tham vấn về tâm lý lứa tuổi, tạo sự an tâm, tự tin trong cuộc sống (thứ bậc 19/27); Nhà trường tổ chức giáo dục về tâm sinh lý cho học sinh

(thứ bậc 23/27); Thành lập tổ sinh hoạt về mặt tâm lý trong nhà trường (thứ bậc 24/27).

• Nhóm giải pháp nhằm giúp học sinh THCS huyện Bình Chánh giải quyết

khó khăn tâm lý trong giao tiếp với thầy cô như: Giáo viênlắng nghe ý kiến và chia

sẻ những mong muốn của học sinh (thứ bậc 5/27); Giáo viên công bằng trong đối xử với học sinh (thứ bậc 6/27); Giáo viên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của học sinh(thứ bậc 10/27); Giáo viên gần gũi học sinh(thứ bậc 14/27); Thể hiện hết trách nhiệm và đạo đức của giáo viên đối với học sinh(thứ bậc 21/27).

Nếu xét theo nhóm giải pháp, dễ dàng nhận thấy giáo viên THCS huyện Bình

Chánh chú trọng nhiều hơn đến nhóm giải pháp giáo dục đạo đức học sinh (TB:

4,21), nhóm giải pháp giải quyết khó khăn tâm lý trong lĩnh vực học tập (TB: 4,17), nhóm giải pháp liên quan đến gia đình (TB: 4,12), định hướng vui chơi giải trí (TB: 4,05) và nhóm giải quyết khó khăn khi bước vào giai đoạn dậy thì (TB: 4,04). Nhóm giải pháp có trung bình chung thấp nhất là nhóm giải pháp giải quyết khó

khăn khi học sinh giao tiếp với giáo viên (TB: 3,56). Kết quả này khá phù hợp với

kết quả của bảng 2.1 và bảng 2.2, và sự logich này cho thấy giáo viên THCS huyện Bình Chánh thật nghiêm túc khi trả lời phiếu thăm dò ý kiến.

Theo người nghiên cứu, giáo viên quan tâm nhiều nhất đến các nhóm giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinhgiải pháp giải quyết khó khăn tâm lý trong lĩnh vực học tập cũng là điều dễ hiểu vì giáo viên là người có trách nhiệm lớn nhất về kết quả rèn luyện đạo đức và học tập của học sinh. Hơn nữa, hiện nay, vấn nạn bạo lực học đường đang làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và là nổi lo sợ của học sinh (xem thêm bảng 2.6, tr.69) nên

các giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh được giáo viên lựa chọn cao nhất

là một sự lựa chọn đầy trách nhiệm. Bởi vì thông qua việc giáo dục đạo đức, không chỉ có thể giải quyết tận gốc vấn đề bạo lực học đường mà còn giúp các em có thêm kỹ năng, kinh nghiệm giải quyết những khó khăn trong quan hệ bạn bè và người lớn.

Tuy nhiên, khi đối chiếu kết quả bảng 3.1 với kết quả bảng 2.4, người nghiên cứu nhận ra rằng chính giáo viên THCS huyện Bình Chánh cũng bị áp lực khá lớn về vấn đề giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh. Bởi vì trong bảng 2.4,

thầy cô cho rằng những nội dung tham vấn về tâm lý tuổi dậy thì (thứ bậc 1/20),

trang bị kỹ năng sống (thứ bậc 2/20), kỹ năng giao tiếp (thứ bậc 3/20) là cần thiết

nhất, cần thiết hơn so với nhu cầu tham vấn về kế hoạch học tập (thứ bậc 7/20)

nhưng khi chọn giải pháp giải quyết khó khăn tâm lý, thầy cô lại quan tâm nhiều hơn đến nhóm giải pháp giáo dục đạo đức và nhóm giải pháp giải quyết khó khăn

tâm lý trong học tập. Như vậy, có thể thấy giáo viên cũng mâu thuẫn trong cách ứng

xử với học sinh. Giáo viên hiểu học sinh có nhu cầu cao ở lĩnh vực này lại yêu cầu giúp đỡ, hỗ trợ học sinh ở lĩnh vực khác. Từ đây, có thể khẳng định: Giáo viên khó có thể làm tốt nhiệm vụ của một chuyên viên TVTL. Phải chăng, đây cũng là một đề xuất: học sinh THCS huyện Bình Chánh cần có chuyên viên TVTL độc lập, chuyên trách có hiểu biết đầy đủ, toàn diện về nhu cầu TVTL của các em và không bị áp lực bởi thành tích, bởi điểm số, bởi thời gian để có thể hỗ trợ và giúp đỡ các em được nhiều hơn?

Nếu xét theo từng giải pháp giải quyết khó khăn cho các em thì giải pháp đầu

tiên, giải pháp được giáo viên chọn ở mức độ cao nhất là Giảm tải chương trình học

(thứ bậc 1/27). Điều này có thể được giải thích bằng một số lý do sau: Thầy cô cũng quá mệt mỏi với chương trình học hiện nay dù đã được giảm tải nhiều lần; Giáo viên nhận ra rằng học sinh phải học bài quá nhiều là do chương trình học nặng nề hơn là do kỹ năng, trình độ nhận thức của các em; Giáo viên nhận ra Giảm tải chương trình họclà giải pháp cốt lõi, quan trọng nhất vì nếu làm được điều này một cách thực chất, học sinh sẽ có thời gian vui chơi, giải trí, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp. Vấn đề là giáo viên, học sinh (những người trong cuộc) có biết cách và dám tự giảm tải chương trình dạy và học của mình theo tinh thần “linh hoạt, chủ động” không?

Giải pháp được giáo viên chọn ở mức độ cao thứ 2 thuộc về giải pháp giáo dục

xấuCần quan tâm học sinh cá biệt để có hướng giáo dục (TB: 4,29). Các biện pháp này được giáo viên chọn ở mức độ cao mang tính báo động: Gia đình đã không quan tâm đầy đủ đến vấn đề này hoặc gia đình chưa hiểu hết tác động của phim ảnh xấu lên đời sống tâm lý của con cái; Học sinh cá biệt là sản phẩm của cả xã hội và cần nhiều lực lượng phối hợp giáo dục chứ không riêng trách nhiệm nhà trường.

Từ các giải pháp được giáo viên chọn ở mức độ cao như trên cho thấy không chỉ học sinh gặp khó khăn, bị áp lực trong học tập, trong rèn luyện đạo đức mà chính thầy cô giáo cũng gặp những áp lực không nhỏ trong chính chuyên môn, công

tác của mình. Vậy mà giải pháp Thành lập tổ sinh hoạt về mặt tâm lý trong nhà

trường (thứ bậc 24/27) được giáo viên chọn ở thứ bậc khá thấp. Sinh hoạt tâm lý ở đây được hiểu là tổ chức, tham gia giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm giáo dục học sinh cũng như tổ chức vui chơi giải trí, tâm tình về những thuận lơi, khó khăn, tham vấn cho nhau cách vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Sinh hoạt tâm lý giúp đời sống tinh thần con người thoải mái, tự tin, lạc quan, hứng khởi. Giáo viên không mặn mà với giải pháp này có thể do công tác sinh hoạt tâm lý trong nhà trường THCS quá đơn điệu, mang tính hình thức, nặng về chuyên môn chưa mang lại niềm tin cho giáo viên. Hơn nữa, tất cả các trường THCS huyện Bình Chánh đều chưa có chuyên viên TVTL nên công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho đội ngũ giáo viên, học sinh chưa được quan tâm đúng mức.

Giải pháp được giáo viên chọn ở thứ bậc thấp nhất là Tổ chức tham quan mang

tính vui chơi (thứ bậc 27/27). Như đã trình bày bên trên, giáo viên THCS huyện Bình Chánh khá căng thẳng về chuyện học hành và rèn luyện đạo đức của học sinh cho nên những vấn đề khác đều bị đánh giá thấp hơn. Sự lựa chọn này của giáo viên càng khẳng định tính nặng nề, khô cứng của chương trình học cũng như sự đơn điệu của các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường.

Trên đây là những đánh giá của giáo viên, học sinh đánh giá như thế nào về các giải pháp hỗ trợ bản thân mình.

3.1.2. Kết quả khảo sát trên học sinh

Bảng 3.2. Đánh giá của học sinh THCS huyện Bình Chánh về giải pháp để tham

vấn giải quyết hiệu quả những khó khăn của các em

Giải pháp TB ĐLTC Thứ bậc

1. Muốn nhà trường mở lớp tâm lý cho học sinh 3,57 1,29 30

2. Phải có sự thông cảm sâu sắc của giáo viên 3,99 1,11 11

3. Giảm bớt tiết học và những môn không cần thiết 3,94 1,27 15

4. Tăng cường các buổi học ngoài trời 3,70 1,35 27

5. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với xã hội 3,99 1,17 12

6. Tổ chức chương trình khuyến học 3,75 1,20 25

7. Hỗ trợ học sinh gặp khó khăn về đời sống 4,20 1,11 2

8. Tổ chức nhiều sân chơi cho học sinh 4,22 1,06 1

9. Tổ chức các cuộc thi về bộ môn trong học tập 3,88 1,17 18

10.Có những buổi chuyên đề tham vấn tâm lý cho

học sinh

3,70 1,27 28

11.Cha mẹ quan tâm nhiều hơn đến tâm tư, nguyện

vọng của con cái

3,99 1,20 10

12.Dạy đúng trọng tâm 4,14 1,11 4

13.Cha mẹ không đòi hỏi quá cao ở con cái 3,83 1,26 20

14.Tham gia các hoạt động ngoại khóa 3,81 1,26 22

15.Thầy cô hạn chế các hoạt động gây áp lực cho

học sinh

4,02 1,24 8

16.Thầy cô không kỳ thị học sinh 3,91 1,31 16

17.Giáo viên công bằng không thiên vị 4,19 1,23 3

18.Giảm học phí 3,86 1,23 19

19.Tổ chức các buổi tham quan thực tế 4,13 1,14 5

20.Tổ chức nhiều hoạt động thể thao bổ ích 4,13 1,15 6

22.Tổ chức các buổi giao lưu ngoại khóa 3,80 1,32 23

23.Tìm nguồn học bổng cho học sinh 3,88 1,23 17

24.Giảm bớt bài kiểm tra 3,73 1,35 26

25.Cha mẹ lắng nghe, gần gũi con cái 4,02 1,24 8

26.Nghiêm khắc, kỷ luật những học sinh không tốt 3,66 1,33 29

27.Cung cấp sách học cho học sinh 3,82 1,27 21

28.Nối mạng máy tính ở trường 4,02 1,26 7

29.Giải đáp thắc mắc về nhiều lĩnh vực của học sinh 3,98 1,21 13

30.Lập phòng tham vấn 3,39 1,39 32

31.Lập hộp thư góp ý 3,53 1,34 31

32.Trang bị máy chiếu cho lớp học 3,95 1,29 14

Kết quả của bảng 3.2 cho thấy có 31/32 giải pháp được học sinh đánh giá ở

mức độ khá cao và 1/32 giải pháp được đánh giá ở mức độ trung bình, không có

giải pháp nào bị đánh giá ở mức độ kém. Điều đó cho thấy học sinh THCS huyện

Bình Chánh có nhu cầu được hỗ trợ cao.

Những giải pháp để tham vấn hiệu quả những khó khăn của các em được xếp ở

mức độ khá cao:

• Những giải pháp nhằm giải toả áp lực từ thầy cô: Giáo viên công bằng không

thiên vị (thứ bậc 3/32); Thầy cô hạn chế các hoạt động gây áp lực cho học sinh (thứ bậc 8/32); Giáo viên phải có sự thông cảm sâu sắc (thứ bậc 11/32);

Thầy cô không kỳ thị học sinh (thứ bậc 16/32).

• Những giải pháp nhằm giải khó khăn kinh tế: Hỗ trợ học sinh gặp khó khăn

về đời sống (thứ bậc 2/32); Tìm nguồn học bổng cho học sinh (thứ bậc 17/32); Giảm học phí (thứ bậc 19/32).

• Những giải pháp nhằm thoã mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Tổ chức nhiều sân

chơi cho học sinh (thứ bậc 1/32); Tổ chức nhiều hoạt động thể thao bổ ích

(thứ hạng 6/32); Tham gia các hoạt động ngoại khóa (thứ bậc 22/32); Tổ chức các buổi giao lưu ngoại khóa (thứ bậc 23/32); Nhà trường giao lưu trò chuyện với học sinh (thứ bậc 24/32).

Một phần của tài liệu khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 106 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)