- Dân cư và lao động: Là lực lượng sản xuất quan trọng trong xã hội, cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghĩ ngơi và du lịch. Dân số càng đông lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch ngày càng nhiều.
Việc nắm vững dân số, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư cũng góp phần phần tích định hướng chiến lược, tạo ra các hình thức phát triển du lịch phù hợp với đặc trưng của dân cư phục vụ được đa dạng thành phần xã hội trong dân cư.
Các đặc điểm nghề nghiệp, kết cấu dân cư theo nghề nghiệp và theo giới, theo độ tuổi cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của hoạt động du lịch. Ngoài ra sự tập trung dân cư vào các thành phố, các khu dân cư, khu thương mại, sự gia tăng dân số, tuổi thọ của dân cư...cũng có liên quan chặt chẽ, mật thiết đối với sự phát triển du lịch.
- Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Có tầm quan trọng hàng đầu và nhân tố dẫn tới sự xuất hiện của các nhu cầu trong du lịch, nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế khác càng phát triển thì con người ngày càng có nhiều nhu cầu nghỉ ngơi du lịch.
- Điều kiện sống: Là nhân tố quan trọng phát triển du lịch, việc hình thành và phát triển du lịch nhờ vào việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, điều kiện phát triển nhu cầu ngày càng cao.
Du lịch chỉ có thể phát triển khi đời sống vật chất và tinh thần của con người được cải thiện, then chốt là mức thu nhập thực tế của họ, mức thu nhập càng cao thì hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ.
- Thời gian rỗi: Thời gian nhàn rỗi là phần thời gian ngoài giờ làm việc khi đó thường diễn ra các hoạt động nhằm phục hồi và phát triển thể lực, trí lực và tinh thần của con người. Nguồn quan trọng nhất làm tăng thời gian nhàn rỗi là giảm thời gian làm việc tại các công sở. Thời gian nhàn rỗi là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch ngắn ngày hay du lịch cuối tuần.
- Nhân tố chính trị: Là điều kiện đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy hay kìm hảm sự phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể tồ tại và phát triển trong
điều kiện an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia. Do vậy, hòa bình được coi là đòn bẩy của hoạt động du lịch vì con nhười luôn muốn sống trong hòa bình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau.