2.2.1.1 Khách du lịch
Bảng 2.1 : Tổng lượng khách đến Vĩnh Long từ năm 2000-2010 và năm 2011 Đơn vị: người
Năm Số lượng khách Năm Số lượng khách
2000 99975 2006 367812 2001 168782 2007 455000 2002 184306 2008 570500 2003 158848 2009 630000 2004 201120 2010 665000 2005 250000 2011 830000
Nguồn: Sở VHTT & DL tỉnh Vĩnh Long
Lượng khách đến Vĩnh Long nhìn chung có xu hướng tăng lên từ năm 2000-2010 nhưng tốc độ tăng trưởng khách du lịch không ổn định và có xu hướng giảm.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch Vĩnh Long
Đơn vị :%
Giai đoạn từ năm 2000-2001 lượng du khách tăng nhanh, tăng đến 0,68 lần; từ năm 2001-2002 tăng chậm chỉ tăng được 0,09 lần; cá biệt có năm 2003 lượng du
100 168.8 184.3 158.8 201.1 250 367.9 455.1 570.6 630.1 665.1 0 100 200 300 400 500 600 700 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ tăng trưởng(lấy năm 2000=100%)
khách lại giảm khá mạnh giảm tới 13,9% so với năm 2002. Từ năm 2004 trở về sau lượng du khách tăng mạnh trở lại đạt 665000 lượt khách năm 2010 tăng gấp 1,05 lần so với năm 2009, 2,66 lần so với năm 2005 và gấp tới 6,65 lần so với năm 2000.
* Khách quốc tế
- Khách quốc tế đến Vĩnh Long du lịch phần đông là khách đến từ Châu Âu gồm Anh, Pháp là chủ yếu, các nước khác của Châu Âu chiếm tỉ lệ nhỏ, ngoài ra còn có khách đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản...
Biểu đồ 2.2: Lượng khách quốc tế đến Vĩnh Long giai đoạn 2000-2010
- Năm 2001 số lượng khách đến có sự tăng lên đột biến so với năm 2000, tăng lên tới 80000 lượt khách, đến năm 2002 số lượt khách giảm đi đáng kể, năm 2003 tiếp tục giảm hơn một nữa so với năm 2001 và giảm đến 21166 lượt khách so với năm 2002. Từ năm 2003 đến năm 2004, 2005 tăng liên tục và tăng đều qua 2 năm, tính đến năm 2005 tăng gần 35000 lượt khách.
- Kể từ năm 2006 số lượng khách tăng mạnh, giai đoạn này cũng là giai đoạn Vĩnh Long đẩy mạnh khai thác tài nguyên du lịch, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, từ đó khách du lịch tăng liên tục qua các năm 2007, 2008, 2009 đến năm 2010 lượng du khách đạt 170000 lượt khách, tăng hơn 70% so với năm 2006. Tuy nhiên, số lượng tăng trưởng của du khách không ổn định qua các năm điều này cho thấy tính không ổn định trong phát triển du lịch của tỉnh, quá trình phát triển còn lệ
0 50000 100000 150000 200000 250000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
thuộc vào các tour du lịch từ các công ty du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh đưa xuống.
- Nếu tính từ năm 2000-2010 thì tốc độ tăng trưởng số lượng khách quốc tế đạt 16%/ năm. Đây là con số đáng mừng cho sự phát triển của ngành du lịch Vĩnh Long.
* Khách nội địa
Bảng 2.2 : Số lượng khách nội địa đến Vĩnh Long từ năm 2000-2010
Năm Số lượng khách Năm Số lượng khách
2000 66038 2006 269212 2001 54407 2007 315000 2002 113600 2008 365000 2003 109313 2009 450000 2004 126540 2010 495000 2005 165000
Nguồn: Sở VHTT & DL tỉnh Vĩnh Long
- Trong tổng lượng khách đến Vĩnh Long thì khách nội địa chiếm đa số, trong đó thị trường khách du lịch Vĩnh Long đến từ Thành phố Hồ Chí Minh là chủ yếu, còn các tỉnh lân cận chỉ chiếm tỉ lệ, du khách đến các tỉnh lân cận đến Vĩnh Long chủ yếu vào các dịp lễ, tết, thời gian diễn ra hoạt động hội chợ, hoặc đến để mua sắm tại siêu thị lớn. Theo thống kê của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2000 là 66038 lượt khách chiếm 66,05% tổng số du khách. Từ năm 2000 đến năm 2005 tổng số khách nội địa tăng thêm 98077 tăng 249,8%.
- Từ năm 2006, 2007 đến năm 2010 lượng khách tăng đều qua các năm cho thấy du khách nội địa rất được quan tâm phục vụ, đến năm 2010 du khách nội địa đến Vĩnh Long tăng 45000 khách so với năm 2009 và tăng 83,7% so với năm 2006. - Tốc độ tăng trưởng trung bình của lượng khách nội địa từ năm 2000 đến năm 2010 là 28%/năm. Nếu tính đến năm 2011 thì số khách nội địa là 630000 lượt khách tăng 27% so với năm 2010. Đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do Vĩnh Long tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch có hiệu quả bằng các biện pháp
như: liên kết với các công ty du lịch tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh đưa khách trực tiếp xuống Vĩnh Long, tăng cường quảng bá bằng webside trên các mạng máy tính lớn, thành lập trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch; thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh Vĩnh Long; tăng cường và thường xuyên tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm... mà qua đó công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Vĩnh Long được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả. Ngoài ra tỉnh còn thường xuyên xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về tỉnh Vĩnh Long, xuất bản bản đồ du lịch tỉnh Vĩnh Long cung cấp miễn phí cho tất cả du khách trong và ngoài nước.
2.2.1.2. Doanh thu
Từ khi hoạt động du lịch được chú trọng phát triển thì các hoạt động thống kê doanh thu du lịch cũng được chú trọng và phát triển từ cấp trung ương đến tận cấp địa phương, từ các cơ quan quản lí đến các doanh nghiệp hoạt động du lịch. Qua đó góp phần phản ánh thực trạng đóng góp của ngành du lịch trong phát triển kinh tế của địa phương.
- Theo số liệu báo cáo của phòng quản lí nghiệp vụ du lịch thuộc Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long doanh thu hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Long tăng lên đáng kể từ năm 2000 đến năm 2010:
Bảng 2.3 : Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000-2010
Doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh
Đ/v:Triệu đồng
Năm Tổng doanh thu Ghi chú
2000 24317 2001 24865 2002 26874 2003 26695 2004 31000 2005 38000 2006 50156 2007 67000 2008 95000 2009 105000 2010 120000
Doanh thu từ hoạt động du lịch Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2003 tăng trưởng không ổn định.
Từ năm 2003 đến năm 2005 doanh thu tăng khá nhanh và bắt đầu tăng nhanh từ năm 2006, tăng 31,98% so với năm 2005. Từ năm 2006 đến năm 2008 doanh thu tăng mạnh là do trong giai đoạn này tăng cả về lượng khách du lịch và mức chi tiêu của du khách cũng cao hơn trước. Từ năm 2008-2010 giá trị doanh thu du lịch có phần tăng chậm lại, nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình năm ở giai đoạn này vẫn đạt 11%/năm.
Doanh thu du lịch trong toàn tỉnh chủ yếu do các hoạt động dịch vụ ăn uống, cho thuê phòng, các hoạt động lữ hành mang lại còn các hoạt động khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Nguyên nhân là do sản phẩm du lịch chưa được phong phú và nổi bật, sự nghèo nàn của các mặt hàng lưu niệm cũng như các khu vui chơi giải trí. Tại các điểm du lịch chưa có nhiều các dịch vụ vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của du khách chính điều đó cũng làm hạn chế mức chi tiêu của du khách. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân từ năm 2000 đến năm 2010 là 14,2% cho thấy sự tăng trưởng về doanh thu của hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Long là rất khả quan. Nếu tính đến năm 2011 thì doanh thu hoạt động du lịch đạt 165000 triệu đồng tăng 27,27% so với năm 2010 thu được nguồn tiền đáng kể đóng góp vào tổng thu nhập của tỉnh và đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
- Cơ cấu doanh thu theo nguồn chi tiêu
Về nguồn chi tiêu của du khách tại Vĩnh Long được phân làm 4 nguồn chính đó là: doanh thu dịch vụ, doanh thu bán hang hóa, doanh thu hang ăn uống và doanh thu khác. Nếu so sánh một cách khái quát thì nhìn chung doanh thu dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp theo là doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa và doanh thu phục vụ ăn uống, còn doanh thu khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Qua đây cũng cho thấy rằng Vĩnh Long chưa có các hoạt động đa dạng nhằm thu hút chi tiêu của du khách. Các loại hình vui chơi giải trí chưa thu hút được sự chi tiêu của du khách vì các hoạt động này còn nghèo nàn, chưa đầu tư được các khu vui chơi giải trí có chất lượng cao, nên chi phí vui chơi chưa đắt.
Bảng 2.4 : Cơ cấu doanh thu theo nguồn chi tiêu
Đơn vị tính: %
Loại chi tiêu Năm Doanh thu dịch vụ Doanh thu bán hàng hóa Doanh thu hàng ăn uống Doanh thu khác 2000 37.3 33.1 21.7 7.9 2001 47.5 26.5 20.9 5.1 2002 45 31.4 19.9 3.7 2003 43.8 27.5 24.2 4.5 2004 55.9 15.8 25.3 3.0 2005 48.2 23.8 20.2 7.8 2006 47.5 32.3 16.5 3.7 2007 46.3 33.1 17.4 3.2 2008 48.5 31.8 15.2 4.5 2009 43.8 36.7 15.2 4.3 2010 45.4 33.7 16.7 4.2
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long
Nhìn chung, cơ cấu doanh thu có sự thay đổi qua các năm. Cơ cấu doanh thu dịch vụ từ năm 2000-2010 nhìn chung có xu hướng tăng lên khoảng 8%, tuy nhiên tăng giảm không ổn định qua các năm. Doanh thu bán hàng hóa cũng có ao động trong cơ cấu doanh thu nhưng nhìn chung tăng lên không đáng kể; doanh thu hàng ăn uống có cơ cấu ngày càng giảm trong chi tiêu của du khách năm 2010 giảm 5% so với năm 2000. Doanh thu khác từ các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động kèm theo khác có xu hướng ngày càng giảm trong cơ cấu doanh thu theo nguồn chi tiêu. Điều này cho thấy ngành du lịch Vĩnh Long chưa có những thế mạnh để thu hút chi tiêu của du khách.
2.2.1.3. Lao động
Tổng số lao động tại các doanh nghiệp hoạt động du lịch tính đến năm 2010 có hơn 1.300 lao động, trong đó lao động được đào tạo nghề du lịch từ 03 tháng đến 1 năm chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ hơn 250 người chiếm 19,23%, số lao động có trình độ
cao đẳng, đại học là 120 chiếm 9,23%, số còn lại là lao động được phổ cập và phổ thông. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động trong ngành còn rất thiếu và yếu, một số công ty cổ phần có vốn nhà nước công tác đào tạo có được chú trọng hơn, cho nên đa số đều được đào tạo nhưng thật sự cũng chưa chuyên sâu.
- Trong những năm qua, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của địa phương cũng đã phối hợp với các trường nghiệp vụ du lịch tại thành phố HCM trong công tác chiêu sinh đào tạo các lớp ngắn hạn về quản lý nhà hàng, khách sạn nhưng việc đào tạo, bồi dưỡng cũng chưa được tổ chức thường xuyên.
- Vào cuối năm 2008 Sở văn hóa thể thao và du lịch cũng đã chủ động chỉ đạo cho trường Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long liên kết với trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP HCM và các phòng nghiệp vụ của Sở; mở lớp tập huấn ngắn hạn bồi dưỡng về kiến thức trong lĩnh vực Văn hoá - Du lịch cho 28 học viên tại các doanh nghiệp du lịch và cán bộ của các Huyện, Thị trong tỉnh.
- Đội ngũ lao động trong lĩnh vực lưu trú còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và luôn biến động. Hầu hết nhân viên tại các cơ sở lưu trú du lịch chỉ qua những khoá đào tạo sơ cấp, bồi dưỡng ngắn hạn, trình độ ngoại ngữ chỉ ở mức độ giao tiếp thông thường chưa chuyên sâu, vì vậy phong cách phục vụ chưa mang tính chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ chưa cao, kể cả các chủ cơ sở cũng còn nhiều hạn chế trong chuyên môn, chưa tiếp cận nhiều với thực tế công việc từ đó việc đào tạo nhân viên cũng chưa được quan tâm đúng mức.
- Công tác lữ hành còn thiếu đội ngũ nghiệp vụ có tay nghề cao trong công tác xây dựng chương trình tour tuyến tham quan có chất lượng, công tác điều hành quản lý chưa chuyên nghiệp; hướng dẫn viên du lịch còn thiếu nhiều về số lượng cũng như về trình độ ngoại ngữ.
- Công tác xúc tiến du lịch hiện nay còn thiếu chưa đủ nguồn nhân lực cũng như khả năng tiếp cận thông tin thị trường, dự báo thị trường, thiết kế sản phẩm du lịch và quảng bá sản phẩm du lịch còn hạn chế.
Bảng 2.5 : Thống kê chi tiết lao động du lịch tỉnh Vĩnh Long từ năm 2007-2011 STT TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG 2007 2008 2009 2010 2011 1 Tổng số lao động du lịch (người) 1080 1215 1280 1300 1300 2 Trình độ trên đại học (%) 0 0 0 0.15 0.15 3 Trình độ đại học, cao đẳng (%) 10.2 9.9 10.2 10 10 4 Trình độ trung cấp (%) 32.9 30 28.1 23.1 23.1 5 Trình độ sơ cấp (%) 22.2 20.6 25 26.9 29.2 6 Trình độ dưới sơ cấp (%) 35.9 39.5 36.7 28.3 28.3
7 Đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch (%) 1.8 1.9 1.7 1.7 1.7
8 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp 11.1 10.7 10.8 11.5 11.5
Lao động nghiệp vụ
1- Lễ tân (%) 9.4 8.6 8.4 8.5 8.5
2- Phục vụ buồng (%) 13.4 12.3 12.5 15.4 15.4
3- Phục vụ bàn, bar 18.5 17.3 17.2 19.2 19.2
9 4- Đầu bếp + nhân viên nấu ăn (%) 3.7 3.3 3.1 7.7 7.7
5- Hướng dẫn viên
Thẻ HDV quốc tế (%) 2.9 2.7 2.8 2.8 37
Thẻ HDV nội địa(%) 0 1.6 0.6 0.6 8
Thẻ thuyết minh viên 0 0 0 0 0
6- Nhân viên lữ hành (%) 2.3 2.5 3.8 3.8 3.8
7- Nhân viên khác (%) 36.9 40.1 37.4 28.6 28.6
10 Khách sạn, Nhà hang (%) 45.1 41.5 49.1 57.7 57.7
11 Lữ hành, vận chuyển du lịch (%) 24.1 22.7 23.4 26.9 26.9
12 Dịch vụ khác (%) 31.3 35.8 27.5 38.4 38.4
Nguồn: Xử lí từ số liệu Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Long
Nếu so với năm 2007 thì đến năm 2011 số lao động trong lĩnh vực du lịch tăng 220 lao động. Trong đó lao động có trình độ trên đại học chỉ có 2 lao động; trình độ lao động có trình độ cao đẳng đại học chỉ chiếm khoảng 10% trong cơ cấu lao động, lao động có trình độ trung cấp chiếm khoảng 22%, còn lại là lao động có trình độ sơ cấp và lao động phổ thông.
Về lĩnh vực hoạt động thì đại đa số lao động trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, năm 2010 số lao động trong lĩnh vực này chiếm tới 57,7% tổng số lao động, lao động trong lĩnh vực lữ hành, vận chuyển du lịch chiếm 26,9%, còn lại là lao động trong lĩnh vực dịch vụ khác chiếm khoảng 23,4% tổng số lao động.
2.2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật. * Cơ sở lưu trú * Cơ sở lưu trú
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay có 70 cơ sở lưu trú du lịch gồm các loại hình: khách sạn, nhà nghỉ, căn hộ du lịch. Trong đó có 5 khách 2 sao, số còn lại đạt tiêu chuẩn 1 sao và đạt chuẩn. Ngoài ra, có trên 20 điểm du lịch sinh thái vườn, thu hút hằng năm khoản 30% lượng khách đến Vĩnh Long, tốc độ phát triển từ 10% - 20%/ năm. Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn là thế mạnh của địa phương và đã được tỉnh quan tâm trong những năm qua.
Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Vĩnh Long qua các năm 2004 – 2011
TT Năm Số lượng cơ sở lưu trú du lịch Tốc độ tăng trưởng Số phòng Tốc độ tăng trưởng 1 2004 28 0,25 425 0,18 2 2005 35 500 3 2006 40 0,20 570 0,19 4 2007 48 680 5 2008 57 0,14 980 0,12 6 2009 65 1.100