a. Các điểm du lịch
- Cũng cố các điểm du lịch đang phát triển nhưng chưa khai thác hết tiềm năng như: các điểm du lịch homestay Ba Lình, Tám Hổ, Ngọc Sang…với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là khách quốc tế.
- Kêu gọi đầu tư vào các điểm du lịch trên cù lao Dài và cù lao Mây có tiềm năng nhưng đến nay chưa được khai thác vì hệ thống giao thông đường bộ chưa được thuận lợi, hệ thống phà qua các cù lao này còn nhỏ và mất nhiều thời gian, nên cần được chú trọng đầu tư nâng cấp.
b. Các cụm du lịch
-Cũng cố và tăng cường đẩy mạnh phát triển cụm du lịch TP Vĩnh Long-cù lao An Bình thông qua chương trình kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái An Bình, các hoạt động gắn với du lịch nghĩ dưỡng và trao đổi sản phẩm hàng lưu niệm với mức đầu tư ước khoảng 1000 tỷ đồng.
-Kêu gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái Quế Thiện, Lục Sỹ Thành tại các cụm du lịch phụ mới phát triển.
- Kêu gọi đầu tư phát triển cụm du lịch mới đó là cụm du lịch sinh thái Tân Bình tại huyện mới Bình Tân, nơi đây dự kiến phát triển các mô hình du lịch nghỉ dưỡng, trên quy mô 23ha, số vốn dự kiến 230 tỷ đồng.
c. Các tuyến du lịch
- Tuyến sông Tiền: Ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tại các
điểm du lịch đã và đang hoạt động có hiệu quả, đẩy mạnh khai thác hệ thống nhà vườn, làng nghề, di tích đáp ứng cho nhu cầu tham quan của du khách.
Các sản phẩm chủ yếu: Tham quan sông nước, di tích, sinh hoạt truyền thống dân cư địa phương, làng nghề, qui trình chế biến phục vụ ăn uống và các loại trái cây, hàng lưu niệm địa phương, các loại hình thể thao giải trí sông nước, văn hoá dân gian (đờn ca tài tử, trò chơi dân gian, lễ hội địa phương,…). Ngoài ra còn có thể nối tuyến đi Campuchia (do doanh nghiệp thực hiện).
- Tuyến sông Hậu: hình thành các điểm đến, tạo tuyến tham quan liên tục từ
Bình Minh đến Trà Ôn với các sản phẩm: du lịch sinh thái – làng nghề thủ công, vườn ươm, trồng rau, củ - di tích, lễ hội, văn hoá của người Khmer - chợ nổi, đặc sản Bưởi 5 roi, tham quan nghiên cứu nghỉ dưỡng nhằm thu hút khách từ Tp. Phố Cần Thơ đặc biệt là khách quốc tế sau khi cầu Cần Thơ khánh thành. Hình thành một số điểm du lịch phục vụ du khách.
- Tuyến sông Mang Thít: Ngoài các điểm tham quan như làng nghề, vườn trái cây đặc sản Cam Sành,… phối hợp lựa chọn địa điểm xây dựng khu bảo tàng lúa nước (trưng bày nông cụ, mô hình trồng lúa nước, tái hiện lại quy trình trồng lúa nước và cảnh sinh hoạt của người dân nông thôn vùng đồng bằng Nam Bộ) làm điểm tham quan du lịch phục vụ du khách.
- Lựa chọn duy trì và phát triển một số làng nghề và nghề truyền thống (nghề làm bánh tráng, tàu hủ ky, chằm lá, …) để gắn với hoạt động du lịch góp phần nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo cho doanh nghiệp nhận thức được tính cần thiết về vấn đề hợp tác, liên kết trong quá trình hội nhập và phát triển, tạo ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và cùng chia sẽ lợi ích. Ngoài ra chọn một số di tích tiêu biểu để có chính sách hổ trợ trùng tu nhằm bổ sung vào
điểm tham quan cho du khách, tạo tính đa dạng, phong phú cho sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách.