Mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh vĩnh long giai đoạn 2000 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 110 - 114)

a. Mục tiêu phát triển

* Mục tiêu kinh tế

- Tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho du lịch Vĩnh Long, khẳng định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn từ năm 2011-2010.

- Phát triển du lịch cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng trong đó ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tổng thu nhập quốc dân.

- Phấn đấu đưa Vĩnh Long trở thành tỉnh phát triển mạnh du lịch, có cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối phát triển. Các sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng của vùng sông nước, trở thành tỉnh hấp dẫn du khách nổi bật trong vùng ĐBSCL.

* Mục tiêu xã hội

- Góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên, các giá trị văn hóa xã hội của tỉnh nhà.

- Thu được nguồn thu phục vụ cho việc đầu tư trở lại cho phát triển xã hội, các công trình văn hóa, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

- Tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo của địa phương hấp dẫn du khách nhằm tăng mức chi tiêu của du khách cơ cơ sở nguồn lực đó nhằm nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng các khu du lịch mới nhằm khai thác hết tiềm năng phục vụ phát triển du lịch. Qua đó tạo thêm nhiều việc làm mới cho xã hội, góp phần hạn chế nạn thất nghiệp, nâng cao thu nhập cũng như đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh.

- Qua phát triển du lịch sự nhận thức về xã hội của những người tham gia hoạt động du lịch được nâng cao, qua đó góp phần xây dựng văn minh đô thị, văn minh nơi phát triển du lịch và phát triển xã hội văn hóa.

* Mục tiêu về môi trường

Phát tiển du lịch không những phải thực hiện các cơ chế quản lý, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch một cách có hiệu quả và bền vững mà còn qua đó làm cho môi trường ngày càng tốt hơn, nâng cao ý thức và thực hiện các chương trình hành động bảo vệ môi trường một cách thiết thực và hiệu quả. Ví dụ như: tại các điểm khu du lịch không sử dụng bịt nhựa, ly nhựa, nói không với việc vứt rác bừa bãi…

b. Quan điểm phát triển

Đối với sự phát triển của ngành du lịch không chỉ chú trọng đến sự phát triển nhanh, doanh thu có đóng góp cao trong tổng thu nhập quốc dân mà còn phải chú ý đến bảo vệ tài nguyên và phát triển bền vững cụ thể như sau:

- Phát triển du lịch là hoạt động gắn với môi trường xung quanh nên hoạt động du lịch phải đặc biệt chú ý tới công tác bảo vệ môi trường, cũng chính là duy trùy và bảo vệ sự phát triển lâu dài của ngành du lịch.

- Phát triển du lịch sao cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, phải đảm bảo sự phát triển trong kinh tế tổng hợp của tỉnh.

- Điều kiện về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật là điều kiện rất quan trọng trong phát triển du lịch nên khi phát triển du lịch phải chú trọng trong công tác đầu

tư và cải tạo.

- Phát triển du lịch phải góp phần cải tạo cuộc sống, nâng cao thu nhập của cư dân bản đại nơi phát triển du lịch, có như vậy mới đảm bảo sự phát triển hài hòa trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

- Phát triển du lịch phải gắn với các điều kiện an toàn, gắn bó mật thiết với công tác bảo vệ an ninh trật tự nơi đón khách vui chơi giải trí.

c. Chiến lược phát triển

* Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Trong phát triển du lịch cần chú trọng đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Chú ý nâng cao chất lượng phục vụ của nguồn nhân lực phục vụ hướng tới sự phát triển chuyên nghiệp trong các khâu tổ chức dịch vụ, các sự kiện nhàm phát triển du lịch, thu hút du khách kể cả khách quốc tế và nội địa.

* Chiến lược về đầu tư phát triển

- Cần nghiêm túc trong nghiên cứu, đánh giá thị trường du lịch hiện tại và các thị trường tiềm năng nhằm có cơ sở cho việc nghiên cứu đầu tư.

- Trong quá trình phát triển có thể nhận thấy rõ rằng khách nội địa chiếm phần lớn lượng du khách đến Vĩnh Long, nên cần có những đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí phù hợp với nhu cầu số lượng rất lớn du khách nội địa, bên cạnh cũng cần có những dịch vụ đặc trưng nhằm thu hút khách quốc tế.

* Chiến lược thị trường

- Vĩnh Long là tỉnh ở ĐBSCL nên có thể nói sự phát triển thị trường du lịch có ý nghĩa cực kì quan trọng, việc xác định thị trường mục tiêu nhằm tăng cường quảng cáo, tăng cường thu hút tiềm năng, đẩy mạnh chiến lược marketing…

- Trong những năm qua Vĩnh Long đã rất chú trọng thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh, đây là thị trường lớn cung cấp du khách đến với Vĩnh Long nên trong những năm tới cần chú trọng các biện pháp phát triển thị trường ngày càng mạnh hơn tại phân khúc thị trường rất lớn và đầy tiềm năng này.

- Bên cạnh, trong lượng du khách nội địa ngoài phần lớn đến từ Thành phố Hồ Chí Minh thì còn có du khách đến từ các tỉnh lân cận, qua nghiên cứu trực tiếp đối với du khách cho thấy rằng những du khách các tỉnh lân cận như: Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre,…thì phần lớn họ đến Vĩnh Long với mục đích đưa con nhỏ tham giam các trò chơi, hoặc đi mua sắm tại siêu thị…Do đó, trong tương lai nếu muốn thu hút du khách các tỉnh lân cận cần phát triển các khu vui chơi dành cho trẻ em, tăng cường củng cố các khu vực mua sắm lớn nhằm thỏa mãn hơn nhu cầu mong đợi của du khách.

* Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng

- Phát triển những sản phẩm mới thu hút được thị trường là điều kiện tiên quyết trong sự phát triển của các ngành kinh tế phục vụ thị trường.

- Các sản phẩm du lịch mới, mang những nét độc đáo, đặc trưng riêng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút du khách đến với Vĩnh Long và quay trở lại ngày càng cao hơn, tạo nên sự ổn định bền vững trên thị trường.

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm mục tiêu nâng cao chi tiêu của du khách, nâng cao hiệu quả trong phát triển, đồng thời khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên.

- Coi trọng công tác hợp tác, liên kết với các tỉnh lân cận trong khu vực nhằm phát triển đa dạng các tuor du lịch, mở rộng tuyến hoạt động, đồng thời giảm trùng lặp về sản phẩm du lịch với các tỉnh lân cận nhằm hạn chế nhàm chán của du khách.

* Chiến lược nguồn nhân lực

Con người là yếu tố hàng đầu trong quá trình điều hành phát triển nên công tác bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ quản lí kinh doanh du lịch và các nghiệp vụ phục vụ làm hài lòng du khách là điều kiện nâng cao năng lực phát triển trong điều kiện nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh vĩnh long giai đoạn 2000 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 110 - 114)