Trần Văn Giàu (2011), Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, Tr 206.

Một phần của tài liệu truyền thống yêu nước (Trang 25 - 27)

dễ gì mà nghe tuyên bố rằng ăn lộc không phải trước hết mang ơn chúa mà trước hết mang ơn kẻ cấy cày, điều này hoàn toàn đúng với hai câu mở đầu “Bình Ngô đại cáo”:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Trải qua hơn mười năm kháng chiến chống Minh, đứng trong hàng ngũ của nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã nhận ra rằng nhân dân chính là một lực lượng sôi nổi nhất, có sức mạnh to lớn nhất để có thể đánh đuổi quân thù, do vậy việc tập họp được “bốn phương manh lệ” là một thành công lớn của khởi nghĩa. Trong lòng ông, nhân dân là nguồn gốc của “nhân nghĩa”, phải “yên dân” thì mới đảm bảo là người theo chính nghĩa và hành động cho chính nghĩa. Trong tư tưởng và văn chương của mình, Nguyễn Trãi luôn đặt nhân dân ở vị trí trọng yếu.

Không chỉ có ý thức về sức mạnh của nhân dân, Nguyễn Trãi cũng mang trong mình một ý thức khá rạch ròi về quốc gia dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu; Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Được coi như bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, “Bình Ngô đại cáo”, tiêu biểu là đoạn trên, của Nguyễn Trãi đã đặt ra vấn đề những yếu tố cấu thành một quốc gia, Theo ông, một quốc gia phải có lãnh thổ, văn hiến, phong tục tập quán và người tài, tất cả những yếu tố đó tạo nên sự tự chủ cho các quốc gia nói chung và cho Đại Việt nói riêng. Hơn thế nữa, Nguyễn Trãi đã đặt Đại Việt trong vị thế ngang bằng với Trung Quốc, từ đó lại càng làm nổi bật hơn nữa tinh thần tự tôn, tự hào về dân tộc mình. Một lần nữa, sau “Nam quốc sơn hà”, “Bình Ngô đại cáo” đã góp phần khẳng định sự trưởng thành trong nhận thức của nhân dân Việt Nam. Chính vì có giá trị như

thế mà một nhà nghiên cứu đã nhận xét “Đại cáo bình Ngô thực sự đã là một bản tuyên ngôn độc lập hào hùng của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, xét cả về nhận thức và tư tưởng thì đó là bản tuyên ngôn độc lập có giá trị nhất. Các thời kỳ sau chỉ có cụ thể hóa thêm mà thôi”34.

Tổng kết về giá trị yêu nước trong giai đoạn này chúng ta có thể nhận định như sau. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, tinh thần yêu nước phát triển rực rỡ trên nền tảng của văn hóa Thăng Long và những thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những tư tưởng và tình cảm yêu nước của dân tộc đến đây được quan niệm một cách sâu sắc, hoàn chỉnh và được khẳng định trong hành động. Từ đây chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được thể hiện bởi một hệ thống các tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc khá hoàn chỉnh về sự tồn tại của đất nước, về độc lập dân tộc, về lòng tự hào dân tộc và vai trò, vị trí xã hội của nhân dân, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người đối với đất nước. Còn từ đầu thế kỷ XVI đến thế kỉ XVII, chủ nghĩa yêu nước bị chủ nghĩa trung quân làm vẩn đục, lại mang tính chất yếm thế và có phần bị quan, tin vào mệnh trời. Thêm vào đó chủ nghĩa yêu nước này lại chịu ảnh hưởng quá sâu đậm của Nho giáo đang trên con đường suy tàn nên nó không có được những tư tưởng lớn mà chỉ có một số quan niệm, quan điểm nhân sinh lặt vặt mà thôi35.

2.4. Giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945

Chủ nghĩa yêu nước có những chuyển biến sâu sắc trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân, cụ thể là sự du nhập của những luồng tư tưởng mới, trong đó nổi bật hơn cả là chủ nghĩa Mác – Lênin.

Giai đoạn này được mở đầu bằng tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp vào tháng 8 năm 1858. Từ đây chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đứng trước một thử thách lớn lao với một kẻ thù hoàn xa lạ. Kẻ thù ấy hiện đại hơn chúng ta, phát triển hơn chúng ta một phương thức sản xuất. Thế nhưng điều đó không thể nào dập tắt được tinh thần yêu nước, đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam. Hàng loạt các cuộc

Một phần của tài liệu truyền thống yêu nước (Trang 25 - 27)