Nguyễn Thị Thu Hà (2011), sđd, Tr 33.

Một phần của tài liệu truyền thống yêu nước (Trang 27 - 28)

đấu tranh đã nổ ra, chủ nghĩa yêu nước luôn hiện diện, ban đầu là phong trào đấu tranh dưới bóng cờ của giai cấp phong kiến, sau đó là phong trào đấu tranh theo hình thức dân chủ tư sản của một số sĩ phu cấp tiến, và cao nhất là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản khi mà chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào nước ta. Chủ nghĩa yêu nước luôn vận động cùng với sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập từ tay chủ nghĩa thực dân.

Thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 và mãi cho đến năm 1883, Pháp mới chính thức biến nước ta hoàn toàn trở thành thuộc địa. Cuộc xâm lược của Pháp không hề diễn ra một cách suông sẻ như nhiều giáo sĩ thừa sai khẳng định, một trong những lực cản lớn nhất mà Pháp gặp phải đó là tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Cho dù Tự Đức cùng phe chủ hòa ngày càng đi đến con đường thỏa hiệp rồi đầu hàng, nhưng “đứng trước vận mệnh lịch sử nhân dân Việt Nam đã liên tục đứng lên chống Pháp. Những quan lại của triều đình Huế như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết,…, những lãnh tụ nghĩa quân như Trương Định, Võ Duy Dương, Cầm Bá Thước,…ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, liên tục đứng lên chống Pháp, bằng lòng yêu nước của mình”36. Ở giai đoạn trước đó, chủ nghĩa yêu nước không có nhiều điều kiện để bộc lộ, thì trong giai đoạn này nó đã hoàn toàn chứng minh cho tiếng súng thực dân thấy được sức mạnh của nó.

Phong trào Cần vương chính là nỗ lực cuối cùng của giai cấp phong kiến trong việc chống lại thực dân Pháp, những phản ứng tích cực còn lại của giai cấp này không còn đủ sức mạnh để tạo ra một bước ngoặt lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuy vậy ba cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào này là Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê đã gây ra cho Pháp nhiều tổn hại, và sau thất bại của khởi nghĩa Hương Khê, bức màn đấu tranh của giai cấp phong kiến chính thức khép lại. Vận mệnh giải phóng dân tộc bắt đất chuyển sang một hướng khác gắn với những tầng lớp, giai cấp khác. Dù vậy, chính tinh thần yêu nước đã thúc đẩy họ đấu tranh, có thể nói là một cách kiên cường, chẳng hạn “Phan Đình Phùng đứng lên đánh Pháp cũng là tiếp nối ý chí quật

Một phần của tài liệu truyền thống yêu nước (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w