Vũ Như Khôi (2011), sđd, Tr 27.

Một phần của tài liệu truyền thống yêu nước (Trang 29 - 31)

tiếp nối ngọn lửa đấu tranh trước đó, điều này chứng tỏ ngọn lửa yêu nước chưa bao giờ bị dập tắt cả. Những sĩ phu cấp tiến, điển hình là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, sau khi tiếp thu những tư tưởng mới từ Trung Quốc và Nhật Bản đã có những nhận thức mới về con đường giải phóng dân tộc. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế nên con đường cứu nước của những sĩ phu này vẫn không thể nào tạo ra một động lực lớn lao nhằm đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ của thực dân. Chỉ sau khi Nguyễn Ái Quốc tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lênin thì con đường cứu nước mới thực sự được lật qua một trang mới. Sự truyền bá của chủ nghĩa Mác – Lênin đã làm thay đổi chủ nghĩa yêu nước trước đó của dân tộc, từ đây chủ nghĩa yêu nước có thêm một tiền đề mới để thực sự trỗi dậy. Đảng cộng sản ra đời vào năm 1930 là kết tinh của chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Và ta có thể nói rằng chính chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc đến với con đường cách mạng vô sản, và áp dụng con đường đó vào thực tiễn Việt Nam. Để sau ra đời, Đảng đã trở thành lực lượng nòng cốt nắm giữ ngọn cờ đầu của chủ nghĩa yêu nước, dẫn dắt chủ nghĩa yêu nước theo một lộ trình thích hợp. Kết quả là cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, lịch sử Việt Nam chuyển mình sang một trang mới, tiếp tục sự nghiệp đất tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

CHƯƠNG 3: SỰ GẶP GỠ CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TRONG GIÁ TRỊ YÊU NƯỚC NƯỚC

Nhân định về tinh thần yêu nước truyền thống trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…”38. Quả đúng như lời nhận định trên của Hồ Chí Minh, giá trị yêu nước chính là một báu vật của dân tộc ta, một dân tộc phải đương đấu với ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của mình, nó đã đưa nước ta vượt qua những thời kì đen tối nhất để ta có thể tiếp tục đứng vững và phát triển như ngày hôm nay. Nhưng chúng ta có quả quyết rằng, để tạo ra một “làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn” để “nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” thì sự gặp gỡ giữa chính quyền và nhân dân trong tinh thần yêu nước đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính quyền chính là người lãnh đạo, là người nắm giữ ngọn cờ yêu nước; nhân dân là đại diện cho sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của lòng yêu nước. Chỉ khi nào chính quyền và nhân dân sát cánh cùng nhau, cùng phát huy tinh thần yêu nước, thì khi đó yêu nước mới có được một sức mạnh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất. Nói như thế không có nghĩa là hạ thấp lòng yêu nước của nhân dân, nhưng ở đây chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh hơn sự đồng lòng, đồng sức của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lịch sử dân tộc đã chứng minh, có nhiều giai đoạn, khi giai cấp cầm quyền nhận thức được sứ mệnh to lớn của nhân dân đối với đất nước, hay nói cách khác là nhận thức được sức mạnh từ lòng yêu nước, tự tôn, tự hào dân tộc của nhân dân; và giai cấp cầm quyền phát huy được sức mạnh đó bằng việc chăm lo đời sống của nhân dân, quan tâm đến những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân thì đảm bảo một điều rằng khi đất nước lâm vào tình trạng nguy cấp, chính nhân dân sẽ trở thành lực lượng nòng cốt, và cùng với chính quyền phá tan những mối nguy đó. Như hai câu thơ của

Một phần của tài liệu truyền thống yêu nước (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w