42 Sđd, Tr. 120.
43 Sđd, Tr. 120.
quân Mông - Nguyên, chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn trước sự thống trị của nhà Minh, chiến thắng của Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với quân Xiêm và quân Thanh. Chúng tôi xin chọn một vài cuộc kháng chiến tiêu biểu để chứng minh những nhận định của mình.
Xuất phát từ tư tưởng “đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân”, các vị vua đầu thời Lý đã khá thành công trong việc củng cố nền hòa bình của dân tộc bằng việc chăm lo và quan tâm đến cuộc sống của bá tính trong thiên hạ. Yêu nước được gắn kết với thương dân, nhân dân trở thành đối tượng cần được chú trọng hàng đầu. Cũng đã được phân tích trong phần trước, những chính sách trị nước trong thời Lý đều nhằm mục đích mang lại lợi ích cho nhân dân, dung dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân. Chính vì vậy khi nhận ra được mối đe dọa đang đến gần, tức sự xâm lược của nhà Tống, chính quyền cùng nhân dân trong nước tỏ rõ một thái độ sẵn sàng chiến đấu và tiêu diệt âm mưu đó. Cụ thể là việc tiến quân sang “chinh phạt” đất Tống năm 1075, việc đắp phòng tuyết sông Như Nguyệt và chiến thắng sự tiến công của quân Tống năm 1077. Mọi thắng lợi đều xuất phát từ tinh thần yêu nước của giới cầm quyền và nhân dân, khi mà hai lực lượng đó được dung hòa và khăng khít với nhau bằng một thứ dung môi là lòng yêu nước.
Sang thời Trần, mối quan hệ giữa triều đình và nhân dần dường như đã không còn nhiều khoảng cách khi cả nước cùng nhau chống lại sự xâm lược của đoàn quân Mông – Nguyên. Chính Trần Quốc Tuấn đã nhận ra được tầm quan trọng của quần chúng và ông đã tổng kết lại rằng: “Khoan thư sức dân làm kế bền gốc rễ sâu”, đây là đạo trị nước, là kinh nghiệm quý giá cần được thực hiện cả trong thời bình lẫn thời chiến. Đỉnh cao của sự đồng lòng giữa vương triều và nhân dân thời Trần có lẽ là Hội nghị Diên Hồng, tại hội nghị này, khi được vua Trần hỏi là nên đánh hay nên hòa thì đồng loạt các bô lão – đại diên cho quần chúng nhân dân – đều nhất quyết hô to “Đánh!”. Chính ở Hội nghị Diên Hồng, “cái dân khí hăng hái đã được bộc lộ một cách mạnh mẽ và qua đó, nhà Trần đã huy động triệt để sức mạnh của quần chúng nhân dân vào cuộc chiến tranh một mất một còn. Nhờ chủ trương sáng suốt của triều đình
mà nhân dân coi việc nước như việc nhà, nên khi có giặc đến là tự động đứng lên đánh giặc…”45. Sự gặp gỡ cao độ của tinh thần yêu nước giữa chính quyền và nhân dân đã tạo nên một cơn bão sẵn sàng phá tan mọi vật cản làm nguy hại đến tình hình của đất nước. Khi đó “cử quốc nghênh địch” (cả nước đón đánh giặc) và “cử quốc cự địch” (cả nước chống giặc), nhà nhà đều đánh giặc, vua quan đều đánh giặc. Thật là nhất trí, đồng lòng biết bao!
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi vào năm 1428 đã chấm dứt sự xâm lược và ách thống trị của nhà Minh lên nước ta trong hơn 20 năm. Khi kết thúc cuộc chiến Nguyễn Trãi khẳng định “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, điều này hoàn toàn có thể được chứng minh rõ ràng qua cuộc chiến gian khổ, hơn mười năm “nếm mật nằm gai” của nghĩa quân Lam Sơn. Có nhiều lúc, tưởng chừng như cuộc chiến đã đi đến hồi kết với sự thất bại của nghĩa quân, nhưng chính nhờ sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân, cuộc khởi nghĩa có thể lấy lại thế và lực để lật ngược ván cờ, đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Trong tư tưởng của Nguyễn Trãi “bốn phương manh lệ” là lực lượng hùng hậu của nghĩa quân đến khi chiến thắng rồi thì người làm quan “ăn lộc mang ơn kẻ cấy cày”. Mối tương quan giữa lãnh đạo và nhân dân trở nên gần gũi hơn và thấm đẫm tình yêu thương hòa chung vào tình yêu đất nước. Chính tiền đề do cuộc kháng chiến mang lại, đã làm cho người dân dần ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, vì lẽ đó, sau này khi tiến hành cuộc cải cách của mình, vua Lê Thánh Tông đã có được sự ủng hộ từ quần chúng và những cải cách đó có đủ cơ hội phát huy được tác dụng của mình. Đó là làm cho đất nước được trở nên thịnh trị, vương quyền được củng cố, cùng với đó xã hội được ấm êm, hạnh phúc.
Còn rất nhiều những dẫn chứng khác chứng tỏ tinh thần yêu nước là điểm chung của giai cấp cầm quyền và quần chúng nhân dân, nhưng chúng tôi xin được phép dẫn ra một vài ví dụ điển hình như trên để làm luận cứ giải thích cho quan điểm của mình.