Trần Thuận (2014), sđd, Tr 93.

Một phần của tài liệu truyền thống yêu nước (Trang 35 - 39)

Trong lịch sử của dân tộc, ngoài những trường hợp cả nước đồng lòng, góp sức xây dựng và bảo vệ đất nước, vẫn có một vài trường hợp khác, mối tương quan giữa nhà cầm quyền và quần chúng nhân dân trở nên xa cách xuất phát từ nhiều sự tác động khác nhau, hậu quả là một vương triều mới được thiết lập hoặc là nước ta rơi vào tay quân xâm lược. Ở trường hợp thứ nhất, chúng tôi xin được phép bỏ qua, vì xét trong quá trình phát triển của một vương triều phong kiến, đỉnh cao thịnh trị chỉ thường tập trung ở một số vị vua đầu, sau khi đạt đến đỉnh cao đó, thì hiển nhiên vương triều bắt đầu đi xuống và dần rơi vào khủng hoảng. Đó có thể không được xem là một điểm hạn chế, nhưng là một quy luật vận động của sự phát triển của một thực thể trong lịch sử. Vì vậy chúng tôi xin xem xét ở trường hợp thứ hai, tức là sự lỏng lẻo trong mối tương quan giữa giới lãnh đạo và quần chúng nhân dân chính là một trong những nguyên nhân làm đất nước rơi vào tay quân thù.

Đầu tiên là trường hợp của triều đại nhà Hồ. Vào những năm cuối thế kỉ XIV, nhà Lê sơ lâm vào tình trạng khủng hoảng cực độ, Hồ Quý Lý trở thành người nắm giữ quyền lực trong triều đình. Ông đã cho tiến hành những cải cách “tiến bộ” để cải thiện tình hình. Thế nhưng song song với việc cướp ngôi nhà Lê, giết toàn bộ nam nhân trong giới quý tộc Lê, Hồ Quý Ly còn mắc phải một số sai lầm trong cuộc cải cách của mình, đụng chạm đến những giá trị về tôn giáo, văn hóa,…đã tồn tại lâu bền trong đời sống nhân dân. Chính vì thế vương triều Hồ đã đánh mất lòng tin nơi dân chúng. Khi nhà Minh sang xâm lược, mặc dù Hồ Quý Ly cùng các tướng của mình đã chiến đấu rất kiên cường nhưng đánh bất lực, đất nước ta rơi vào ách độ của quân Minh. Thật đúng với câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”, Hồ Quý Ly đã thất bại trong việc tập hợp sức mạnh từ tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân, đến nỗi không những cải cách của ông thất bại mà đất nước còn bị ngoại bang thống trị. Chúng ta không thể nào phủ nhận tinh thần yêu nước của Hồ Quý Ly, nhưng tiếc thay, tinh thần yêu nước đó không hòa vào tinh thần chung của nhân dân được, nên đành nhận lấy sự một kết thúc đau thương.

Một trường hợp thứ hai gắn liền với việc chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp trong thể kỷ XIX. Khi thực dân Pháp nố sung đánh chiếm nước ta, họ đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quần chúng nhân dân. Ban đầu triều đình Tự Đức vẫn cho quân chống trả nhưng lại rơi vào thế thủ mà không hề tiến công, không cộng tác với phong trào đấu tranh mạnh mẽ từ nhân dân và bỏ mất ba cơ hội có thể đánh đuổi quân Pháp. Các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Công Huân, Võ Duy Dương, …, các cuộc tấn công của quân Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc,…,đã gây cho Pháp nhiều hoang man, thế nhưng sự bạc nhượng, thái độ hòa hõan của triều đình đã không thể nào phát huy được sức mạnh từ phong trào đấu tranh đó. Một điểm cần phải nói đến ở đây đó là tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân đã bị cô lập bởi thái độ của triều đình, nhân dân kiên quyết đấu tranh còn triều đình lại đi đến hòa hoãn và thất bại. Không có sự gặp gỡ nào giữa người lãnh đạo và quần chúng, chính vì thế việc nước ta rơi vào tay Pháp từ không tất yếu trở thành tất yếu. Không những mắc phải sai lầm trong quân sự, mà ngay cả việc tiếp thu và tiến hành những tư tưởng cải cách của triều đình cũng trở thành một nguyên nhân dẫn đến mất nước hoàn toàn. Những tư tưởng cải cách đương thời với mục tiêu làm tăng sức mạnh của đất nước hầu như hoàn toàn bị gạt bỏ, tư tưởng bảo thủ, thiếu quyết đoán càng làm cho Tự Đức cùng phe chủ hòa mắc phải nhiều sai lầm liên tiếp.

Kết lại, tinh thần yêu nước của dân tộc sẽ phát huy được sức mạnh to lớn nếu như có sự gặp gỡ giữa người lãnh đạo và quần chúng nhân dân, sức mạnh đó có đủ khả năng để đưa đất nước thoát khỏi các mối đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài. Ngược lại nếu như giữa người lãnh đạo và quần chúng nhân dân lại không có sự gặp gỡ lẫn nhau, thì tinh thần yêu nước từ một phía sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị đánh bại. Điều này trở thành một bài học quý giá trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt từ sau khi Đảng cộng sản ra đời vào năm 1930, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân dân ngày càng được củng cố. Đảng đã ra sức quy tụ tinh thần yêu nước của nhân dân, ngược lại tinh thần yêu nước của nhân dân trở thành một động lực lớn lao từng bước đưa đất nước thoát khỏi sự thống trị, đô hộ của thực dân.

CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ VÀ VỊ TRÍ CỦA GIÁ TRỊ YÊU NƯỚC TRONG BẢNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

.1. Giá trị của giá trị yêu nước

Bất cứ một dân tộc nào trên hành thế giới đều có giá trị yêu nước của họ. Yêu nước là tình cảm rất tự nhiên, nó chính là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Cùng với sự tiến trình của lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm hi sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của con người.

Giá trị yêu nước là hệ quy chiếu cho hành động của người Việt Nam. “Trên đường đời, mỗi người đụng chạm không biết bao nhiêu lần phải xác định tốt xấu, đúng sai, nên chăng. Để xác định, ta có thể dùng nhiều tiêu chuẩn, nhưng có một tiêu chuẩn phổ biến, ứng dụng thì không bao giờ sai lầm: cái gì có lợi cho nước, cho dân thì phải, tốt và nên; không hề thấy cái gì hại cho nước, cho dân mà phải, mà tốt, mà nên bao giờ”46.

Giá trị yêu nước của nhân dân ta luôn là nguyên tắc đạo đức, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, ý chí bảo vệ tổ quốc. Biết bao anh hùng đã xả thân cho sự sống còn của tổ quốc. Họ không tiếc thân mình, bỏ cả ruộng vườn nhà cửa, bỏ cả danh lợi cá nhân, một lòng đánh giặc cứu nước, cứu dân. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta cũng không chịu sự khuất phục, dụ dỗ của kẻ thù mà trái lại được biểu hiện bằng tinh thần sẵn sàng hi sinh của các vị tiền bối. Ví như Trần Bình Trọng khi bị giặc Nguyên Bắt, trước sự dụ dỗ của kẻ thù ông đã hiên ngang hét vào mặt quân thù “ta thà làm ma nước Nam chứ không them làm vương đất Bắc”.

Một phần của tài liệu truyền thống yêu nước (Trang 35 - 39)