cường của dân tộc. Ông tuyên cáo: “Xem như mấy triều Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh đã bao phen muốn chiếm đất ta lập thành quận huyện, mà rốt cuộc không thể làm được. Bọn họ cùng với chúng ta, đất thì liền nhau, sức hơn muôn lần mà cuối cùng không lấy sức mạnh đè bẹp chúng ta được. Điều đó không có gì là lạ, bởi vì núi sông nước Nam ta đã định phận rõ ràng”37.
Yêu nước không chỉ thể hiện trên lĩnh vực quân sự mà còn được thể hiện trên nhiều phương diện khác. Trong đó có nhiều tư tưởng cải cách đất nước của các vị quan lại, sĩ phu,..., chẳng hạn như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ,…Họ mong muốn từ việc cải cách đó đất nước sẽ có thêm thế và lực để đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi. Thế nhưng do thái độ bảo thủ và thiếu dứt khoát của Tự Đức, những cải cách tiến bộ đó đã bị gạt qua và hầu hết không được thực hiện.
Tuy triều đình phong kiến ngày càng trở thành tay sai của thực dân và dần mất đi quyền cai trị đất nước, nhưng không thể phủ nhận tinh thần yêu nước của một số vị vua cũng thể hiện được khí phách hào hùng của chủ nghĩa yêu nước. Vua Hàm Nghi bỏ kinh thành rút ra vùng rừng núi miền Tây Quảng Trị, cùng các quan chủ chiến ra chiếu “Cần Vương” kêu gọi chống Pháp và tổ chức cuộc kháng chiến. Vua Duy Tân mới 16 tuối, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp thất bại, bị bắt giam ở Huế. Ông nhắn nhủ với thần dân trăm họ “không nên khóc vì mất vua mà nên khóc vì mất nước”. Vua Thành Thái cũng là một ông vua có tinh thần yêu nước. Ông bất hợp tác với Pháp và viết lên những vần thơ cảm động:
“Muôn dân nô lệ từng đàn
Vui chi bệ ngọc ngai vàng riêng ta Hỡi ơi mất nước tan nhà
Cừu thù quốc sỉ ấy là nợ chung”
Tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của giai cấp phong kiến đã trở nên bất lực trước bước tiến của thực dân. Thay vào đó sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản vào những năm đầu thế kỉ XX đã