Những phong tục tập quán của nhân dân ta cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giá trị yêu nước mà lấy thước đo là tiêu chuẩn yêu nước. Dưới chế độ đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta vẫn luôn đấu tranh để giữ lại những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, giữ phong tục nhuôm răng đen mà không chịu để răng trắng, không những vì ông bà ta quan niệm răng đen mới là đẹp, mới là nên mà điều quan trọng nhất là ông cha ta nhất quyết không chịu để bị Hán hóa mà cố giữ cho được sự phân biệt giữa ta và kẻ thù ngay ở vẻ bề ngoài.
Bên cạnh đó những luồn tư tưởng, chủ nghĩa tiến bộ của thế giới giới được truyền bá vào Việt Nam và được tiếp nhận một cách nhanh chóng. Đó cũng là minh chứng tại sao chủ nghĩa Mác – Lênin hay những tư tưởng độc lập tự do củaTrung Quốc đã chinh phục được trái tim của hàng triệu đồng bào ta, bởi vì chúng ta thấy được từ những học thuyết đó ánh sáng, chân lí để giải phóng dân tộc.
Giá trị yêu nước Việt Nam là chìa khóa là cơ sở quan trọng để tìm hiểu lịch sử Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của nước ta là dựng nước gắn liền với giữ nước. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, cùng với quá trình dựng nước và đấu tranh giữ nước thì giá trị yêu nước Việt Nam đã hình thành từ sớm và chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, không bao giờ mất đi. Giá trị yêu nước phát triển từ một tình cảm tự nhiên gắn bó với làng – nước trở thành một tinh thần, một giá trị đạo đức chủ đạo, một chân lý hiển nhiên của dân tộc và sau này đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo nó đã được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Lịch sử đã chứng minh một cách cụ thể, hùng hồn, ngay từ thời Văn Lang – Âu Lạc đất nước đã phải đương đầu với những thế lực to lớn, hùng cường ở phương Bắc tràn qua với ý đồ thôn tính. “Hơn ngàn năm Bắc thuộc, sống dưới ách đô hộ nặng nề, tàn khốc của các triều đại phong kiến Trung Hoa, nhân dân ta đã không ngừng đứng lên đấu tranh để tự giải phóng, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Giành lại nước, dựng lại nghiệp xưa họ Hùng… là mục đích hàng đầu, là động cơ to lớn thúc đẩy hai bà Trưng đứng lên khởi nghĩa, khi mà trên thế chua một phụ nữ nào dám làm và có điều kiện để làm những việc tày trời như vậy. Và, biết bao cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ khác
được sử sách ghi lại rành rành đều là cuộc khởi nghĩa có tính dân tộc sâu sắc: Khởi nghĩa Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,… và Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc là hệ quả tất yếu của cuộc đấu tranh kiên trì, không mệt mỏi và ngày càng phát triển mạnh mẽ của nhân dân ta. Cuộc đấu tranh đó được tiếp tục, những chiến công được tiếp nối trong các thời kì sau của lịch sử, làm rạng rỡ thêm pho sử vàng của dân tộc Việt Nam”47.
“Có thể phát biểu tổng kết (mà không sợ thiếu khiêm tốn) rằng, trong lịch sử nhân loại, có thể nước nào cũng có một lịch sử chống ngoại xâm, nhưng bị xâm lược nhiều nhất, và bị xâm lược bởi những lực lượng hùng hậu nhất, ngược lại có nhiều chiến công hiển hách nhất trong chiến tranh vệ quốc, có lẽ là Việt Nam”48.
Chính vì vậy tìm hiểu giá trị yêu nước Việt Nam sẽ giúp chúng ta tiếp cận và hiểu được phần nào lịch sử của một dân tộc anh hùng, luôn đấu tranh vì lý tưởng, mục tiêu cao cả “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Được hình thành từ rất sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bảo tồn và phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, giá trị yêu nước đã trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần “lợi hại” mà theo giáo sư Trần Văn Giàu nhận xét: “Chủ nghĩa yêu nước là một pháp bảo của thầy dạy lịch sử Việt Nam. Mà chắc không riêng gì của thầy giáo. Các bạn! Xét cho cùng, có gì đẹp hơn và có gì đáng tự hào bằng tình cảm và tư tưởng yêu nước được ấp ủ và rèn luyện bởi hàng tram thế hệ tổ tiên, ông cha, được kế thừa phát triểm bởi các vị anh hùng dân tộc đồng thời là vĩ nhân thế giới như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh”49.
.2. Vị trí của giá trị yêu nước trong bảng giá trị văn hóa tinh thần truyền thống Việt Nam