Chẩn đoán bệnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 32 - 35)

1.6.1 Chn đoán lâm sàng

Có thể chẩn đoán bệnh Newcastle dựa vào đặc điểm dịch tễ học, triệu trứng, bệnh tích điển hình:

Bệnh xảy ra ở gà mọi lứa tuổi, nhưng cảm thụ nhất là gà 2 – 5 tháng tuổi. Bệnh lây lan nhanh, tỉ lệ chết cao có thể lên đến 100%.

Gà bệnh biểu hiện các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng huyết: ủ rũ, xù long, xã cánh như khoác áo tơi. Gà khó thở, hay hắt hơi, vảy mỏ kêu thành tiếng “toác toác”. Vật rối loạn tiêu hóa trầm trọng, kém ăn, thức ăn ở diều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

không tiêu, khi dốc ngược gà thấy chảy ra chất nhờn mùi chua khắm, gà ỉa phân trắng như phân cò.

Bệnh tích điển hình của bệnh là niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết to bằng đầu đinh ghim trùng với lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa. Hoặc thành dải ở đầu và cuối cuống mề.

1.6.2. Chn đoán phân bit

Cần chẩn đoán phân biệt bệnh Newcastle với một số bệnh dễ nhầm lẫn: Bệnh thương hàn gà: lách thường sưng to hơn bình thường. Ở gan, lách quan sát thấy nhiều ổ hoại tử màu trắng.

Bệnh tụ huyết trùng: Con vật ở thể quá cấp có thể chết đột ngột không rõ triệu chứng, bệnh tích. Ở giữa thời kỳ con vật có hiện tượng khó thở, miệng chảy ra dịch nhớt, phân có màu socola và bị viêm khớp. Mổ khám thấy trên bề

mặt gan có các điểm hoại tử to bằng đầu đinh ghim hoặc mũi kim màu trắng xám hoặc màu vàng nhạt. Kiểm tra vi khuẩn học có thể dễ dàng xác định sự

có mặt của vi khuẩn Pasteurella trong bệnh phẩm.

Bệnh cúm gia cầm: Gia cầm chết đột ngột, chết nhiều như bị ngộđộc. Gà có thể có triệu chứng cảm mạo như chảy nước mũi, dịch mũi nhầy màu xám, long xù, xơ xác, vùng da không có lông và da chân xung quanh xung huyết, thâm tím. Sưng phù đầu, mào tích sưng phù, màu tím thẫm hơn gà bị

Newcastle. Mổ khám thấy gan, lách, tụy sưng to có những điểm hoại tử màu vàng hoặc màu xám. Xuất huyết lớp mỡ vành tim, xuất huyết, hoại tử tuyến tụy, tuyến tụy có màu vàng, có các vệt màu sẫm. Có thể sử dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (phản ứng HI) để chẩn đoán phân biệt.

Bệnh đường hô hấp mạn tính ở gia cầm (CRD): biểu hiện các triệu chứng như khí quản có tiếng ran, chảy nước mũi và ho, mí mắt sưng phù chảy nước mắt, mắt có thể có hiện tượng xuất huyết. Mổ khám thấy có hiện tượng có nhiều dịch chảy ra ở mũi, khí quản, phế quản, túi khí. Viêm màng phổi, trong phổi có các vùng cứng đôi khi thành các u hạt, gan dính fibrin

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

hoặc lẫn mủ. ngoài ra có thể thấy hiện tượng sưng khớp, viêm bao gân, viêm màng bao hoạt dịch.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB): đặc điểm là khó thở, thở khò khè ngắt quãng, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, viêm hầu họng. Gà mệt mỏi, thường đứng tụ lại dưới nguồn nhiệt. Mổ khám thấy viêm niêm mạc mũi, viêm xoang, khí quản bị xung huyết, chứa dịch thẩm xuất có nhiều dịch rỉ viêm. Với gà đẻ trong xoang bụng có chứa dịch lòng đỏ.

1.6.3. Chn đoán virus hc

Lấy bệnh phẩm là phân, chất chứa đường tiêu hóa hoặc dịch ngoáy ổ

nhớp, dịch ngoáy khí quản đối với gia cầm sống. Lấy bệnh phẩm là não, gan, lách, phổi của gà bệnh mới chết. Bệnh phẩm được nghiền với nước sinh lý thành huyễn dịch 1/10, xử lý kháng sinh (20% thể tích), để kháng sinh tác

động ở nhiệt độ phòng trong vòng 1 - 2 giờ, ly tâm 1000 vòng/phút và lấy nước trong ở trên.

Gây bệnh cho gà: yêu cầu gà khỏe mạnh không nằm trong vùng có dịch và chưa tiêm vacxin. Tiêm 1ml vào dưới da hay bắp thịt. Mỗi mẫu đem tiêm cho 2 - 3 gà. Sau 2 - 3 ngày xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Sau 7 - 10 ngày gà chết mổ khám thấy bệnh tích giống như của gà mắc bệnh ngoài tự nhiên.

Gây bệnh cho phôi: dùng phôi gà 9 - 11 ngày tuổi của gà không có kháng thể Newcastle. Mỗi mẫu tiêm 0,2 ml/phôi/5 phôi, tiêm vào xoang niệu mô. Phôi chết sau 4 - 7 ngày, để lạnh ở 4oC rồi thu hoạch lấy nước trứng, kiểm tra bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin test – HA), nếu bệnh phẩm có virus, phản ứng HA dương tính. Kiểm tra bệnh tích của phôi.

Gây nhiễm cho môi trường tế bào: có thể sử dụng nhiều loại môi trường tế bào nhưng thường sử dụng môi trường tế bào xơ phôi gà 1 lớp. Nếu bệnh phẩm có virus, sau 72 giờ gây nhiễm, virus gây bệnh tích tế bào.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

1.6.4. Chn đoán huyết thanh hc

Có thể sử dụng nhiều phản ứng khác nhau: phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch, ELISA, phản ứng trung hòa, kỹ thuật RT- PCR…để phát hiện bệnh Newcastle, nhưng phổ biến nhất là dùng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để phát hiện kháng thể có trong huyết thanh. Để làm phản ứng HI trước hết ta phải làm phản ứng HA (phản ứng ngưng kết hồng cầu).

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)