Dịch tễ học bệnh Newcastle

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 30)

1.4.1. Loài mc bnh

Trong tự nhiên

Virus gây bệnh cho các loài gà, gà tây, bồ câu, chim sẻ, còn vịt, ngan, ngỗng cũng có thể mắc nhưng nhẹ hơn….Gà ở lứa tuổi nào cũng mắc bệnh nhưng mắc nhiều nhất là gà từ 1 – 4 ngày tuổi, biểu hiện viêm kết mạc mắt,

đôi khi cả sốt và nhức đầu (Nguyễn Như Thanh và CS., 2001).

Theo Lu Y.S (1986) từ năm 1970 – 1985 có 396 ổ dịch Newcastle ở Đài Loan trong đó 93% là ở gà, 82% gà mắc bệnh dưới 2 tháng tuổi, virus gây bệnh thuộc chủng Venlogen hướng nội tạng và thần kinh.

Tại Newxealand, (Tisdal D.J., 1988) phát hiện được kháng thể ngăn trở

ngưng kết hồng cầu đối với virus Newcastle ở gà, gà lôi và công. Các loài này không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn phân lập được virus Newcastle thuộc nhóm Lentogen.

Các nghiên cứu (Alexander, 1972; Estudillo, 1986) cho thấy, ở chim bồ

câu thấy triệu chứng chủ yếu là thần kinh và ỉa chảy, ngoài ra còn triệu chứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

Pearson J.E và CS. (1987) báo cáo kết quả nghiên cứu chủng virus PMV-1 phân lập từ chim bồ câu có triệu chứng liệt, vẹo cổ, run rẩy, mất thăng bằng, và chết.

Theo Kaleta và Baldauf (1988) cho biết có đến 241 loài của 27 trong số

50 bộ phim có thể mắc bệnh Newcastle.

Theo Sharaway (1994) chim cút ít mẫn cảm với virus Newcastle hơn gà, thời gian ủ bệnh trung bình từ 5-6 ngày. Triệu chứng bệnh thay đổi tùy theo độc lực của chủng gây bệnh. Nếu nhiễm virus có độc lực cao, chim cút có biểu hiện ủ rũ, khó thở, bệnh kéo dài vài ngày rồi chết.

Vịt, ngan, ngỗng cũng có thể bị bệnh nhưng không hoặc ít biểu hiện triệu chứng lâm sàng, mặc dù có thể mắc với chủng gây chết gà (một số vụ

dịch Newcastle xảy ra ở vịt đã được Higgin mô tả chi tiết năm 1971).

Ngoài ra người và một số động vật có vú như chó, chuột…cũng có thể

mắc bệnh. Ở người thời gian nung bệnh từ 1-4 ngày với các triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở mắt: một hoặc cả hai mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mí mắt phù thũng, xuất huyết kết mạc mắt, đôi khi sốt và đau đầu.

Suarez-Hernander M (1987) khảo sát huyết thanh học của virus Newcastle ở những công nhân chăn nuôi gà. Kháng thể HI với virus bệnh Newcastle đã được tìm ra ở 73/277 (26,3%) người làm việc trực tiếp tại trại gà và ở 110/230 (47,8%) người làm việc gián tiếp.

Papacella V và CS. (1987) theo dõi ảnh hưởng của bệnh đường hô hấp gia cầm đối với sức khỏe của con người thấy rằng : không chỉ bệnh cúm gà

ảnh hưởng đến người mà bệnh Newcastle cũng có thể gây bệnh cho người,

đầu tiên là ở mắt, sau đó có thể lan sang các tổ chức khác.

Trong phòng thí nghiệm

Thường dùng gà giò để gây bệnh, sau khi tiêm truyền virus, gà sẽ có triệu chứng – bệnh tích giống như gà mắc bệnh tự nhiên, có thể dùng chim bồ câu để gây bệnh bằng cách tiêm virus vào bắp thịt sau 6-8 ngày bồ câu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

bị tê liệt và chết sau 15-16 ngày. Ngoài ra cũng có thể dùng chuột bạch để

gây bệnh bằng cách tiêm vào óc hay phúc mạc sau 3-6 ngày chuột chết (Nguyễn Như Thanh và CS, 2001).

1.4.2. Cht cha và bài xut virus

Trong cơ thể gà bệnh, hầu hết các cơ quan phủ tạng đều chứa virus, thường 44 giờ sau khi nhiễm có thể tìm thấy virus ở thận, lách, túi Fabricius,

đường hô hấp, tụy và não. Máu chứ virus nhưng không thường xuyên.

Virus được bài xuất qua phân, nước mắt, nước mũi. Cơ thể bài xuất virus bắt đầu từ 20 – 24 giờ trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng và kéo dài suốt thời gian bị bệnh cho đến khi chết. Gà lành bệnh trở thành động vật mang trùng và bài xuất virus ra môi trường xung quanh trong khoảng 2 tuần, có khi kéo dài đến 5 tuần (Lancaster, 1966).

1.4.3. Mùa v phát bnh

Trước kia ở Việt Nam bệnh thường xảy ra vào vụ đông xuân nhưng hiện nay bệnh xảy ra quanh năm đặc biệt ở những trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp.

1.4.4. Đường xâm nhp và cách thc lây lan

Theo Alexander, 1988 virus có trong thức ăn, nước uống, phân theo

đường tiêu hóa (miệng, hầu, thực quản) hoặc qua không khí theo đường hô hấp khi gia cầm hít thở sẽ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Mức độ truyền lây phụ thuộc vào độc lực của virus, đường xâm nhập, liều lượng gây nhiễm và sức đề kháng của gia cầm.

Việc lây truyền qua đường vận chuyển các sản phẩm của gia cầm như: thịt, xác chết, phân thải, thức ăn thừa hoặc tiếp xúc giữa các gia cầm nuôi với chim hoang dã.

Gà có thể nhiễm bệnh khi uống nước có mầm bệnh. Những nơi có nguồn nước công cộng là nơi dễ tiềm tàng mầm bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

Khả năng truyền dọc từ trứng nhiễm bệnh ở đường sinh dục mẹ chưa rõ ràng (Beard và Hanson, 1984). Gà mái nhiễm virus Newcastle chủng Lentogen và có miễn dịch vẫn tiếp tục đẻ. Phôi nhiễm bệnh trước khi nở thường bị chết, nhưng vẫn có thể nở khi không có độc lực (French và cộng sự, 1967).

Trên bề mặt trứng nhiễm virus Newcastle thì sau khi nở gà có thể mắc bệnh do virus từ phân bám vào vỏ trứng và sống trong thời gian ấp trúng.

Ngoại ký sinh trùng có thể làm lây lan virus Newcastle nhưng không quan trọng. Muỗi cũng có thể truyền virus Newcastle.

1.4.5. Độc lc ca virus

Virus Newcastle được phân lập ở nhiều nước trên thế giới, chúng có mức độđộc lực và tính gây bệnh khác nhau. Để thống nhất cách đánh giá các chủng virus phân lập, tổchức FAO (Allan, Lancaster và Toth, 1978), đã chuẩn hoá cách đánh giá theo mức độđộc lực và phân virut thành 3 nhóm:

Nhóm Velogen: Độc lực mạnh Nhóm Mesogen: Độc lực trung bình Nhóm Lentogen: Độc lực yếu

Mức độđộc lực và khả năng gây bệnh của mỗi nhóm được đánh giá bằng các chỉ số sinh học.

Nhóm virus MDT (giờ) ICPI IVPI

Lentogen =90 =0,5 Có giá trị gần 0 Mesogen 61-90 0,6-1,5 Có giá trị gần 0 Velogen 40-60 =1,6 Có giá trị gần đến 3

MDT (Mean death time): Thời gian trung bình gây chết phôi (đơn vị tính bằng giờ) với liều tối thiểu gây chết 100% phôi.

ICPI (Intracerebral Pathogenicity Index): Chỉ số gây bệnh khi tiêm não gà con 1 ngày tuổi.

IVPI (Intravenous Pathogenicity Index): Chỉ số gây bệnh khi tiêm tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

1.4.6. Cơ chế gây bnh

Do tiếp xúc giữa gia cầm ốm và gia cầm khỏe là con đường chính để

bệnh lây lan.

Thức ăn, nước uống, phân, đất…nhiễm virus là môi giới truyền bệnh dễ

dàng. Virus vào cơ thể qua đường tiêu hóa, niêm mạc mũi, có khi qua kết mạc mắt, da tổn thương và qua đường sinh dục. Virus qua bề mặt cơ thể nhanh chóng vào máu, bám trên bề mặt hồng cầu gây ngưng kết hồng cầu, do đó hồng cầu trương to và vỡ to ra. Đó chính là hiện tượng nhiễm trùng máu và gây bại huyết. Gây ra tổn thương ở hầu hết các cơ quan, bộ phận trong cơ thể,

ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, sau đều có biến đổi bệnh lý rõ và gây trở ngại hoạt động cơ năng của các cơ quan. Rõ nhất là với hệ thần kinh, hệ võng mạc nội mô màng lưỡi, hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn máu.

Những tổn thương bệnh lý ở hệ thần kinh làm rối loạn chức năng của hệ

thống này và làm con vật suy nhược toàn thân, bỏ ăn, ủ rũ, tê liệt…, dẫn tới rối loạn cơ năng dinh dưỡng, cùng với rối loạn tuần hoàn làm các cơ quan thực thể bị tổn thương nặng.

Ở hệ thống võng mạc nội mô, tổ chức lâm ba rối loạn, hoại tử, nên trở

ngại nghiêm trọng đến cơ quan tạo máu và cơ năng phòng ngự thích ứng, làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch…dẫn đến làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Đối với hệ thống máu thì virus tấn công vào thành mạch máu, làm tổn thương thành mạch dẫn tới rối loạn tuần hoàn toàn thân. Thấy rõ hiện tượng xung huyết tụ máu, xuất huyết, phù dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là mất máu, mất nước, nhiễm độc máu, gây nên hàng loạt những rối loạn chuyển hóa, rối loạn dinh dưỡng trong cơ thể gia cầm. Điều này thấy rõ nhất ở các cơ quan, bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 30)