- Phải lựa chọn địa điểm xây dựng chuồng trại để hạn chế thấp nhất sự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
dãy chuồng này sang dãy chuồng khác trong cùng một trại. Điều này giúp cho việc hạn chế tối đa sự lây truyền qua không khí.
- Cần phải bố trí cổng vào, lối ra, đường đi trong trại chăn nuôi một cách hợp lý, xung quanh trại nên có hàng rào bảo vệ. Giới hạn lối vào, trang bị các loại phương tiện làm vệ sinh ở cổng ra vào, có vòi tắm cho cán bộ công nhân chăm sóc là những yếu tố cần thiết.
- Đối với con giống:
Chọn con giống: Con giống đảm bảo rõ nguồn gốc, đạt chất lượng và
được nhập từ những cơ sở đã tiêm phòng đầy đủ vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác: Cúm gia cầm, tụ huyết trùng, Gumbôrô... có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
Con giống mua về phải được nuôi cách ly trước khi nhập đàn ít nhất từ 7
– 15 ngày. Đối với gà mua về với mục đích nuôi làm con giống hoặc nuôi thương phẩm phải khai báo với cơ quan thú y địa phương để có kế hoạch tiêm phong và kiểm tra bệnh định kỳ.
Thực hiện áp dụng phương pháp “cùng vào một lúc và cùng ra một lúc”.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong chăn nuôi, góp phần khống chế được dịch bệnh và giúp cho việc quản lý đơn giản hơn. Nguyên tắc này dựa trên cơ
sở là mỗi lứa tuổi của gà có mức độ cảm nhiễm với từng mầm bệnh khác nhau và quy phòng bệnh, quy trình chăn sóc cũng khác nhau. Biện pháp này thường
được áp dụng với gà bố mẹ và gà thương phẩm nuôi theo phương thức công nghiệp. Bằng cách này có thể ngăn chặn được sự lây lan các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh Newcastle từ những đàn gà lớn đến những đàn gà ít ngày tuổi hơn được nuôi trong cùng trại tại các thời điểm khác nhau.
- Cần bố trí sắp đặt công việc chăm sóc, nuôi dưỡng một cách hợp lý trong thời gian tiêm vắc xin cho đàn gà, bởi đây là khoảng thời gian dịch bệnh có thể bộc phát do kết hợp với các phản ứng vắc xin. Nên giải quyết công việc từ khu nuôi gà con sang khu nuôi gà lớn để giản bớt sự lây lan của bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
- Chỉ cho phép người chăm sóc đi lại trong khu chăn nuôi. Cổng ra vào khóa để hạn chế đi lại đến mức tối thiểu. Công nhân phải được hướng dẫn về
tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ quần áo và ủng, rửa tay sạch trước khi đến gần chuồng, đặc biệt khi thấy có dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Chuồng nuôi nên trang bị nhiều nơi rửa ráy, bể rửa chân có chứa nước tẩy uế, sử dụng những đôi ủng sạch có thể giúp làm giảm sự lây lan của vi sinh vật và các mầm bệnh. Nước sát trùng phải được thay đều đặn.
- Phải đặc biệt hạn chế sự có mặt của các loài mang mầm bệnh trong khu chuồng nuôi bao gồm chuột, chim hoang dã, các loại ruồi đốt, côn trùng, mèo, chó…Lưới bẫy cần được lắp đặt trên các khoang trống và luôn vận hành tốt.
- Cần áp dụng phương pháp nuôi cách ly các loại gà theo lứu tuổi và theo hướng sản xuất (chức năng). Đây là biện pháp phòng bệnh tích cực dựa trên cơ sở khoa học và đã được áp dụng có hiệu quả trên thực tế, vì gà ở
những lứa tuổi khác nhau có sức đề kháng và cảm thụ với bệnh khác nhau.
3.5.6. Phòng bệnh bằng vắc xin
Khả năng sử dụng thuốc chữa bệnh đối với bệnh Newcastle là không có hiệu quả hay tiêu hủy toàn đàn gà bị bệnh thì không có tính kinh tế, vì vậy đối với bệnh Newcastle việc phòng chống bệnh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là dùng vacxin gây miễn dịch phòng bệnh chủ động là biện pháp hiệu quả nhất, nên sử dụng theo quy trình sau:
Ngày tuổi Quy trình 1 Quy trình 2 7 Vacxin Lasota phòng bệnh Newcastle lần 1 Vacxin Lasota phòng bệnh Newcastle lần 1 14 Vacxin Lasota phòng bNewcastle lần 2 ệnh Vacxin Lasota phòng bNewcastle lần2 ệnh 24 Vacxin vô hoạt nhũ dầu (1/2 liều) Vacxin Newcastle hệ I (1/2 liều) 54 Vacxin Newcastle hệ I (cả liều)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
Tùy theo lứa tuổi gà, loại vắc xin có thể nhỏ vắc xin vào mắt, mũi hoặc tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.5.7. Cơ chế chính sách
- UBND tỉnh tiếp tục đầu tư kinh phí mua hóa chất khử trùng tiêu độc, trang thiết bị vật tư phòng chống dịch và vacxin tiêm phòng các loại bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm,...Triển khai, cấp kinh phí xây dựng lò mổ gia súc, gia cầm tập trung. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung công nghiệp; có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện để các hộ chăn nuôi chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trang trại.
- Đầu tư tăng cường năng lực quản lý ngành thú y:
Trước hết cần đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp văn phòng làm việc của Chi cục Thú y, trang bị máy tính và những thiết bị cần thiết cho văn phòng, đặc biệt hệ thống máy tính cần nối mạng từ thành phố xuống huyện để nhận thông tin và thông báo dịch bệnh. Đầu tư nâng cấp Trạm Chẩn
đoán xét nghiệm, trang bị các dụng cụ, máy móc đầy đủ và hiện đại.
Chú trọng công tác cán bộ: Đảm bảo các cơ quan thú y có đủ số cán bộ
biên chếđể hoạt động; Cần có sự phối hợp đào tạo chuyên ngành bác sĩ thú y ở
các trường đại học, đào tạo cán bộ đầu ngành, cán bộ trên đại học, đào tạo kỹ
thuật viên ở các trường trung cấp, sơ cấp nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành cho cán bộ thú y. Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức ngành từ tỉnh đến huyện, xã và mạng lưới thú y thôn xóm nhằm đáp ứng được với công việc hiện nay.
Đầu tư khoa học, công nghệ: Đầu tư cho công tác ứng dụng các đề tài nghiên cứu theo yêu cầu cấp bách của sản xuất như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y, chẩn đoán bệnh… Đầu tư áp dụng các công nghệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67
Nâng cao năng lực tổng hợp, phân tích số liệu; dự báo, cảnh báo dịch bệnh. Xây dựng kế hoạch, chiến lược, chương trình phòng, khống chế và thanh toán dịch bệnh, nhất là đối với những bệnh nguy hiểm, bệnh lây giữa người và động vật. Xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Nâng cao năng lực chẩn đoán nhằm phát hiện nhanh và chính xác mầm bệnh (thực hiện các Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN và 64/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp về việc quy định tiêm phòng bắt buộc và danh mục các bệnh phải công bố dịch, các bệnh nguy hiểm của động vật và các bệnh phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc).
Củng cố các Trạm/chốt kiểm dịch tại những nơi có giao lưu, buôn bán
động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; trang bị cơ sở vật chất và
đầy đủ thiết bị cho các trạm kiểm dịch. Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, kiểm dịch tại gốc nhằm làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Các cơ
sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có cán bộ thú y có trình độ chuyên môn và trang thiết bị thích hợp để thực hiện kiểm soát giết mổ tại các cơ sở này. Các sản phẩm động vật trước và trong khi lưu hành phải có sự kiểm tra và giám sát của thú y. Thường xuyên kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ. Giám sát chất tồn dư trong sản phẩm động vật, các mô hình xử
lý chất thải tại các lò mổ (thực hiện các Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN, 46/2005/QĐ-BNN và 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp về việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y…).
Tăng cường lực lượng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc và chế phẩm sinh học thú y, thuốc tăng trọng đồng thời hướng dẫn và tuyên truyền để người chăn nuôi sử dụng thuốc đúng cách.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Từ những nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Bệnh Newcastle thường xuyên lưu hành trên đàn gà nuôi tại Vĩnh Phúc với các đặc điểm:
- Các giống gà đều mẫn cảm nhưng gà ta lai mắc cao nhất. - Gà mắc bệnh nhiều vào vụĐông Xuân.
- Lứa tuổi thường xuyên mắc bệnh là từ 1 đến 5 tháng.
- Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ tận dụng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. - Các vùng sinh thái khác nhau đều có bệnh Newcastle.
- Có triệu chứng và bệnh tích điển hình của bệnh.
2. Gà được tiêm vac xin Newcastle có nguồn gốc khác nhau cho đáp ứng miễn dịch khác nhau. Nhìn chung tỷ lệ bảo hộđạt từ 75% – 100%
3. Kết quả giám sát virus cho thấy:
Vi rút Newcastle vẫn thường xuyên lưu hành trên đàn gà của Vĩnh Phúc.
Đây là nguy cơ cảnh báo và cần tăng cường hơn nữa công tác phòng chống bệnh Newcastle trên địa bàn.
Đề nghị
Cần có những nghiên cứu sâu hơn trong các đề tài tiếp theo đểđánh giá cụ thể các đặc điểm dịch tễ của bệnh Newcastle ở gà trên địa bàn, từđó đưa ra khuyến cáo các biện pháp phòng, chống bệnh có hiệu quả, giúp cho chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
1. Hồ Thị Việt Thu (2012), Tình hình bệnh Newcatle trên các giống gà thả vường tại Hậu Giang. Tạp chí khoa học năm 2012.
2. Lê Văn Năm (2004), 100 câu hỏi và đáp quan trọng dành cho cán bộ thú y và người chăn nuôi gà, NXB Nông nghiệp.
3. Mai Hoàng Việt (1999), Khảo sát bước đầu bệnh Newcatle trên đàn gà mắc bệnh tại An Giang. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập 4, số
3, năm 1999.
4. Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Quốc Danh, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị
Kim Thành, Chu Đình Tới (2009), Vi sinh vật – bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
5. Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2009), Miễn dịch học thú y,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2010), Miễn dịch học ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y. Nhà xuất bản ĐHNN Hà Nội.
8. Nguyễn Bá Huệ, Nguyễn Thu Hồng, Trần Thị Hường (1980), Các chủng virus cường độc Newcastle gây ra các vụ dịch lớn trong các xí nghiệp ở nước ta và hướng phòng bệnh, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1968 -1978, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Hữu Cường (2003), Khảo sát một sốđặc tính sinh học của virus Newcastle chủng V4, tạp chí khoa học và phát triển năm 2003.
10. Nguyễn Như Thanh (2001), Dịch tễ học thú y, NXB Nông nghiệp. 11. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2007),
Vi sinh vật thú y, Trường ĐHNN, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Hương Sen (2007), Nghiên cứu một sốđặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh Newcastle ở gà, Luận án thạc sỹ Nông nghiệp năm 2007
13. Nguyễn Thu Hồng (1993), Khảo sát virus Newcastle gây ra các ổ dịch lớn những năm 70 và nghiên cứu một số vacxin phòng bệnh cho gà ở nước ta, Luận án phó tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp, Hà nội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
14. Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Văn Quang(1993), Biến chủng virut Newcatle nhược độc chịu nhiệt. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập 1, số 1, năm 1993, trang 13-20.
15. Nguyễn Tiến Dũng (1995), Ứng dụng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu để đánh giá miễn dịch và sự lưu hành của virus Newcastle cường độc. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 2 số 4 năm 1995, trang 24 -32.
16. Nguyễn Vĩnh Phước, Hồ Đình Chúc, Nguyễn Văn Hanh và Đặng Thế Huynh (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, trang 387 -398,
NXB Nông nghiệp.
17. Phan Văn Lục (1994), Một số đặc điểm của những vụ dịch Newcastle và lịch vacxin phòng bệnh thích hợp cho các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp, Luận án phó tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp, Hà nội.
18. Phan Văn Lục và cộng sự (1996), Mối tương quan giữa hàm lượng kháng thể lưu hành và sức bảo hộ chống virus cường độc Newcastle, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm, 1986- 1996, trang 216- 219, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Phan Văn Lục và cộng sự (1996), So sánh hiệu quả dùng vacxin Lasota bằng phương pháp phun sương, cho uống và nhỏ mũi, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm, 1986- 1996, trang 219- 223, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Trần Thị Lan Hương (2000), Một số yếu tốảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch phòng bệnh Newcastle. Tóm tắt luận án Tiến sỹ nông nghiệp.
21. Trương Quang (1999), Bệnh thương hàn gà, CRD và ảnh hưởng của chúng đến đáp ứng miễn dịch chống Newcastle của đàn gà Hybro và ISA, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi- Thú y (1996- 1998), trang 90- 94.
22. Trương Quang, Trương Hà Thái (2005), Bệnh Newcastle thể không điển hình và lịch sử dụng vacxin ở đàn gà thịt nuôi tập trung trong gia đình,
Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, trang 135- 139, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Vũ Đạt và cộng sự (1989), Nghiên cứu những tác nhân gây ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch phòng bệnh Newcastle, Báo cáo Hội nghị khoa học kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và CNTP – Hà Nội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Alexander D.J.(1988). ND method of spread. Academ. Pub. Boston, p 256 - 272.
2. Alexander.D.J (1991). Newcastle disease and other parramyxovirus infection disease of poultry. Ninth edition. Iowa state university. Press, USA.
3. Alexander, D.J (1991). Newcastle disease and other Paramyxovirus, In: Calex B.W, Barnes, H.J, Beard, C.W, Reid, W.M. and Yoder, H.W, Disease of Poultry, eds, Iowa State University, Ames, Iowa.
4. Allan W.H, Lancaster J.E and Toth B (1978), Newcastle disease vaccines, FAO, ROM
5. Balazin V. Determination ( 1988). Determination of the haemaglutination inhibition titre in pasive immune chicks. Vet. Glasnik, p 231 - 236.
6. Bankowski R.A (1964). Cytopathogenicity of Newcastle disease virus. Newcastle virus, an evolving pathogen. University of Wisconosonpree, p 231.
7. Brandly C.A, Hanson R.P (1965). Newcastle disease in disease of poultry, Biester and Schwarte fifth edition, The IOWA State university press, Ames, IOWA,USA, 22, p 633 – 674
8. Bell J.G and Moyliudi S (1988). A resevoir of virulent NDV in Village chicken folcks. Preventive Veterinary Medicine, p 37 -42.
9. Carpenter (1998), Genetic charaterization of CDV in serengeti carrivoros
10. Doyle T.M (1985), Pathology of Newcastle disease,48, p 144 – 169 11. Heller et all (1980), Newcastle disease, in S.B Hitchner (eds). In isolation and identigication of avian pathogens, Amer asso of avian pathologists, p63.
12. Higgins D.A (1971), Nine disease outbreak associated with myxoviruses