Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Newcastle

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 32)

1.5.1. Triu chng

Thời gian nung bệnh dao động từ 2 – 15 ngày (trung bình từ 5 – 6 ngày) sau khi nhiễm bệnh tự nhiên. Thời gian nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào chủng virus, lứa tuổi và sức đề kháng của cơ thể; ngoài ra còn phụ thuộc vào hiện tượng nhiễm trùng kế phát, điều kiện môi trường, đường xâm nhập, số

lượng virus xâm nhập.

Bệnh thường tiến triển theo ba thể chính: thể quá cấp, thể cấp tính và thể mạn tính. 1. Thể quá cấp tính: chỉ xuất hiện ởđầu ổ dịch, bệnh tiến triển rất nhanh, con vật ủ rũ cao độ sau vài giờ thì chết.

2. Thể cấp tính: đây là bệnh phổ biến.

Trong đàn xuất hiện một số con ủ rũ, kém hoạt động, bỏăn, lông xù lên, cánh xõa ra như khoác áo tơi. Gà con chậm chạp đứng chụm lại thành đám, gà lớn thích đứng một mình, con trống thôi gáy, con mái ngừng đẻ. Nền chuồng thấy nhiều bãi phân trắng như cứt cò. Gà sốt cao 42,5 – 43oC. Gà khó thở, chảy nước mũi màu đỏ nhạt hay trắng xám hơi nhớt, gà bệnh hắt hơi vẩy mỏ

liên tục thường kêu thành tiếng “toác toác”. Nếu kiểm tra có thể thấy màng giả fibrin màu sẫm ở niêm mạc miệng, hầu và họng.

Gà bị rối loạn tiêu hóa trầm trọng: Bỏăn, uống nước nhiều, khi cầm chân dốc ngược lên mồm sẽ chảy ra một nước nhớt mùi chua khắm. Bệnh kéo dài vài ngày thì sinh ỉa chảy màu trắng xám, lông đuôi dính bết phân, niêm mạc hậu môn xuất huyết có những tia máu đỏ. Mào yếm tím bầm trong thời kì khó thở sau đó mào tái nhợt do mất máu. Gà chết sau vài ba ngày và tỉ lệ chết có thể lên đến 100%.

3. Thể mạn tính: Thường ở cuối ổ dịch với biểu hiện bệnh là rối loạn thần kinh trung ương. Cơ năng chuyển động bất thường do tổn thương tiểu não như: vặn đầu ra sau, đang đi bỗng dừng lại, đi giật lùi, đi vòng tròn, mổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

lệ đẻ giảm, bệnh kéo dài vài tuần, gà chết do đói hoặc kiệt sức, những con lành bệnh được miễn dịch suốt đời.

1.5.2. Bnh tích

1. Thể quá cấp tính:

Bệnh thường không rõ ràng, đôi khi chỉ thấy những xuất huyết ở ngoại tâm mạc, màng ngực và niêm mạc đường hô hấp.

2. Thể cấp tính:

Xác chết gầy, mào yếm tím bầm.

Mắt: Gia cầm bị bệnh nặng, mắt thường viêm thể cùi nhãn, kết mạc mắt dày, đục lồi như cùi nhãn rất rõ.

Bệnh tích điển hình thường tập trung ở đường tiêu hóa.

Miệng: Trong miệng, màng khẩu cái, hầu, thực quản, diều đầu tiên là viêm cata có nhiều dịch nhờn, về sau chuyển sang viêm tơ huyết thể màng giả, và trên niêm mạc có những nốt loét bằng hạt đỗ, thưa thớt hoặc tụ thành đám, trên mặt vết loét có phủ màng mỏng màu vàng xám, cạo bỏ màng đi để lộ vết loét chảy máu. Cùng với đường tiêu hóa trên, đường hô hấp trên do viêm cata nhầy, niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa trên phủ một lớp niêm mạc dịch nhầy đặc dính, trong suốt làm con vật khó thở.

Diều : Chứa đầy thức ăn lỏng, chua và hôi, niêm mạc diều trắng bợt.

Dạ dày tuyến: Có viêm cata xuất huyết rõ, có khi có cả viêm mủ. Thường xuất hiện ở lớp gai giáp dạ dày cơ, nhiều khi xuất huyết sâu do chảy máu từ

trong cổ tuyến, có thể thấy cả cục máu lớn đọng lại. Tỷ lệ gà chết có xuất huyết dạ dày tuyến thường chiếm 60 - 85%.

Dạ dày cơ: Niêm mạc khi boc lớp sừng đi sẽ thấy có những điểm, vệt hoặc

đã xuất huyết nhỏ, sau đó có thể thấy viêm thanh dịch tơ huyết.

Ruột: Rõ nhất ở tá tràng, manh tràng và trực tràng là hiện tượng viêm cata có xuất huyết. Trên những nang kín lâm ba, mảng payer có những nốt loét, trên bề mặt có phủ một lớp dịch rỉ viêm đặc, mủ, đen sẫm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Riêng trực tràng: Nếu bệnh nhẹ có viêm cata, niêm mạc sưng xung huyết, bề mặt có phủ niêm dịch. Trường hợp bệnh nặng thường có xuất huyết điểm, có khi có những vệt, đám hoại tử.

Gan: Biến đổi không rõ ràng lắm, màu sắc thâm nhạt không đều, nếu bệnh nặng có hoại tử chấm nhỏ, có thể màu gan vàng úa do gan nhiễm mỡ, hoặc thoái hóa mỡ.

Túi mật: Viêm cata, có khi có điểm hoại tử nhỏ, mật đặc dính.

Tụy: Ít biến đổi, trường hợp bệnh nặng thì thấy nhưng nốt màu vàng trắng xám. Lách: Nếu bệnh nhẹ thì lách sưng ít, một số trường hợp lách có thể sưng to. Nếu bệnh nặng, trên bề mặt lách thấy xuất hiện nốt, điểm trắng, nhỏ do lách bị hoại tử, nhưng lách không sưng.

Thận: Viêm nặng, sung huyết.

Tim: Mỡ vành tim đôi khi có sung huyết, xuất huyết, xoang tim giãn to, cơ

tim thoái hóa hạt, tổ chức mỡ xung quanh có hiện tượng xuất huyết.

Dịch hoàn và buồng trứng xuất huyết thành từng đám, nhiều trường hợp buồng trứng dính chặt với ống dẫn trứng, trứng non bị vỡ lòng đỏ chứa đầy xoang bụng.

Hệ thần kinh: Bệnh tích ở hệ thần kinh trung ương đặc biệt là tiểu não, viêm não và cột sống không có mủ, có nốt hoại tửở dây thần kinh đệm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)