Vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 73)

Vệ sinh phòng bệnh là khâu rất quan trọng nhằm ngăn chặn mầm bệnh có từ môi trường bên ngoài xâm nhập và gây bệnh cho động vật, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cần được thực hiện thường xuyên, đúng quy trình.

Nguyên tắc chung là ngăn chặn kịp thời không cho dịch lây lan tại các vùng có lưu hành dịch bệnh và tạo miễn dịch cho đàn gia cầm chống lại virus Newcastle tại các địa phương, các cơ sở chăn nuôi gia cầm.

Virus Newcastle có khả năng lây lan trực tiếp giữa gà bệnh và gà lành, vì vậy biện pháp tốt nhất là không để đàn gà khỏe tiếp xúc với mầm bệnh, cần cách ly, vệ sinh tiêu độc chuồng trại, hạn chế và ngăn chặn sự tiếp xúc với đàn gà bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Việc giữ sạch sẽ và tẩy uế chuồng nuôi thường xuyên là một biện pháp phụ trợ cần thiết để tiêu diệt và làm giảm mầm bệnh ngoài môi trường. Trong quá trình sử dụng các loại thuốc khử trùng tiêu độc, cần chú ý một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc khử trùng là:

- Bản chất của chất khử trùng đối với mầm bệnh cần tiêu diệt. - Sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ có trong môi trường. - Nhiệt độ và thời gian thuốc khử trùng tác động lên mầm bệnh - Độđậm đặc và pH của dung dịch tẩy trùng.

- Độ ẩm môi trường chuồng nuôi và khu vực.

Phải chú trọng đặc biệt đến việc dọn vệ sinh, bụi, rác, lông gia cầm và các vật chất hữu cơ khác đều có thể tạo thành một lớp hàng rào bảo vệ cho tác nhân gây bệnh tránh tiếp xúc với chất khử trùng.

Vì một số loại chất khử trùng có hoạt lực chống được nhiều loại mầm bệnh, trong khi một số khác chỉ tác động có tính lựa chọn nên khi sử dụng thuốc khử trùng phải theo lời khuyên cáo của nhà sản xuất để sử dụng hóa chất có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh chính.

Trong quá trình chu chuyển đàn, sau khi chuyển hết gà đi, dọn sạch chất

độn chuồng và phân thì bắt đầu tiêu độc chuồng nuôi và các vật dụng phục vụ

cho việc chăn nuôi. Dọn sạch các chất rơi vãi bằng cách quét dọn khô, hạn chế

làm vung vãi các chất từ nhà nuôi ra môi trường, đặc biệt tránh để vương vãi ra các khu chuồng nuôi lân cận khác. Phải tẩy uế cả các dãy chuồng nuôi còn

để trống vì chúng có thểđã bị lây nhiễm các tác nhân gây bệnh qua không khí (gió thổi cuốn theo bụi…). Một số chuồng không có tường thì nên làm ẩm chất độn chuồng bằng các chất khử trùng trước khi dọn dẹp. Cuối cùng, trước khi khử trùng phải dùng vòi nước có áp lực cao để làm sạch hoặc cần dọn sạch sẽ các dụng cụ thiết bị chăn nuôi rồi cọ rửa và làm sạch bằng hơi nước. Nếu mái nhà và các dụng cụ, vật liệu kết cấu không thể làm sạch được bằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

cách này thì nên sử dụng phương pháp quét bụi và lau chùi thủ công. Sau khi việc dọn dẹp đã hoàn tất, có thể thực hiện việc tẩy uế tiêu độc.

Những phương pháp chính thường hay sử dụng là: Dùng vòi phun có áp lực cao, bình bơm, bình phun và hun khói. Trên thực tế thì bề mặt chuồng đã

được quét dọn sạch và được xử lý với chất khử trùng có hoạt phổ rộng sẽ đủ

khả năng tiêu diệt mọi tác nhân gây bệnh đang tồn tại.

Sau khi dọn vệ sinh và tẩy uế nhà cửa, thiết bị chăn nuôi, tốt nhất nên để

chống chuồng trong thời gian khoảng từ 7 – 15 ngày nhằm tiêu diệt nốt những vi sinh vật có thể còn xuất hiện.

Khi chưa có dịch xảy ra: Hạn chế người qua lại ở những nơi chăn nuôi lớn, tập trung. Người ra vào, công nhân chăn nuôi phải sát trùng kỹ tay chân, quần áo. Công tác vận chuyển gà, trứng cần phải được thực hiện nghiêm ngặt, không lấy trứng từ những nơi nghi có bệnh, trứng lấy từ những nơi có nguồn gốc rõ ràng. Gà nhập về phải nuôi cách ly ít nhất 10 ngày để theo dõi. Thường xuyên vệ sinh khử trùng tiêu độc khu chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển bằng các hóa chất thông thường như vôi bột, Benkocid, Iodine, Han Iode,... 1 - 2 lần/tuần.

Vệ sinh thức ăn, nước uống: Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh. Không sử dụng thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, không đảm bảo chất lượng… thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống…

Khi dịch đã xảy ra: Trường hợp gà mắc bệnh, để dập tắt dịch nhanh tốt nhất nên tiêu diệt toàn bộ gà bị bệnh và nghi nhiễm bệnh. Tiêm phòng vacxin, cách ly số còn lại. Tổng tẩy uế tiêu độc chuồng trại. Gia cầm chết phải được chôn sâu, lấp kỹ. Không mang gà bệnh và các sản phẩm của chúng ra khỏi vùng đang có dịch.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)