Chúng tôi sử dụng huyễn dịch mẫu não gà, dịch ổ nhớp và dịch hầu họng cấy truyền trên phôi gà 9 ngày tuổi nhằm xác định sự có mặt của virus Newcastle. Mỗi phôi tiêm 0,2 ml huyễn dịch não gà hoặc huyễn dịch ổ nhớp và dịch hầu họng có độ pha loãng 10-1 vào xoang niệu mô. Khi phôi chết, thu nước trứng làm phản ứng HA và HI, mổ
khám bệnh tích phôi. Mỗi mẫu tiêm cho 5 quả, mỗi lô thí nghiệm để
10 quả làm đối chứng. Kết quả thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả phân lập virus trên phôi trứng
Loại mẫu Thời gian lấy mẫu kiểm tra
Số mẫu kiểm tra
Kết quả kiểm tra Mẫu không gây
chết phôi Mẫu gây chết phôi Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Não gà 2013,2014 30 6 20 24 80 Dich hầu họng và ở nhớp 12/2013, 6/2014 200 192 96 8 4 Cộng 230 198 86 32 14
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
Kết quảở bảng 3.11 cho thấy:
Qua kiểm tra 30 mẫu não gà nghi mắc bệnh Newcastle, có 06 mẫu không gây chết phôi, chiếm tỷ lệ 20%; 24 mẫu gây chết phôi, chiếm tỷ
lệ là 80%.
Kiểm tra các mẫu dịch ổ nhớp và dịch hầu họng tại một số cơ sở chăn nuôi gà trên địa bàn Vĩnh Phúc, mỗi đợt kiểm tra đều có một tỷ lệ mẫu gây chết phôi. Tỷ lệ gây chết phôi dao động từ 3 – 5%, kiểm tra 200 mẫu có 8 mẫu gây chết phôi, chiếm tỷ lệ 4%.
Virus Newcastle chủng cường độc (Nhóm Velogenic), khi nhân lên trên phôi gà thường gây chết phôi ở giai đoạn từ 24 – 60 giờ; Virus Newcastle có độc lực trùng bình (Nhóm Mesogenic), gây chết phôi ở giai
đoạn từ 61 – 90 giờ; Virus Newcastle có độc lực thấp (Nhóm Lentogenic), gây chết phôi ở lớn hơn 90 giờ. Cùng với việc theo dõi các mẫu xét nghiệm gây chết phôi, chúng tôi còn theo dõi thời gian gây chết phôi.
Khi tiêm hỗn dịch não gà của 24 mẫu cho 120 phôi, tỷ lệ phôi chết trong từng thời điểm là: thời điểm 25 – 36 giờ chết 35 phôi chiếm tỉ lệ 29%, thời
điểm 37 – 48 giờ chết 55 phôi chiếm tỉ lệ 46%, thời điểm 49 – 60 giờ chết 20 phôi chiếm tỉ lệ 17%, thời điểm 61 – 72 giờ chết 10 phôi chiếm tỉ lệ 8%.
Tiêm huyễn dịch của mẫu ổ nhớp và dịch hầu họng cho các phôi: Thí nghiệm tháng 12/2013, tiêm 5 mẫu cho 25 phôi, tỷ lệ phôi chết trong từng thời
điểm là: thời điểm 61 – 72 giờ chết 13 phôi chiếm tỉ lệ 52%, thời điểm 73 – 84 giờ chết 12 phôi chiếm tỉ lệ 48%. Thí nghiệm tháng 6/2014, tiêm 3 mẫu cho 15 phôi, tỷ lệ phôi chết trong từng thời điểm là: thời điểm 61 – 72 giờ chết 7 phôi chiếm tỉ lệ 47%, thời điểm 73 – 84 giờ chết 8 phôi chiếm tỉ lệ 53%.
Những phôi chết khi mổ khám thường có biểu hiện xuất huyết trên da và dưới da. Trong khi mổ khám ở lô đối chứng, phôi phát triển bình thường, không có bệnh tích trên phôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
Kết quả trên cho thấy virus có trong não gà của các mẫu gà chết nghi mắc bệnh Newcastle có khẳ năng gây chết phôi rất cao (80%), tỷ lệ phôi chết tập trung ở thời điểm từ 25 đến 60 giờ. Tỷ lệ gây chết phôi và thời gian gây chết phôi của virus này phù hợp với các chủng virus Newcastle có độc lực cao
(Nhóm Velogenic).
Còn virus có trong mẫu dịch ổ nhớp và dịch hầu họng của các đàn gà khỏe mạnh, có tỷ lệ gây chết phôi thấp, trung bình có 4% số mẫu xét nghiệm, tỷ
lệ phôi chết tập trung ở thời điểm từ 61 đến 84 giờ. Tỷ lệ gây chết phôi và thời gian gây chết phôi của virus này phù hợp với các chủng virus Newcastle có
độc lực trung bình (Nhóm Mesogenic).
Virus Newcastle có khả năng gây ngưng kết hồng cầu của một số loài
động vật như: gà, bò, người, chuột lang…
Vì vậy, để xác định sự có mặt của virus gây ngưng kết hồng cầu trong các mẫu xét nghiệm phân lập từ não gà hoặc dịch ổ nhớp và dịch hầu họng tại Vĩnh Phúc, chúng tôi đã làm phản ứng HA. Kết quảđược thể hiện ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kết quả xác định tỷ lệ virus gây ngưng kết hồng cầu của các mẫu xét nghiệm Loại mẫu Thời gian lấy mẫu kiểm tra Số mẫu kiểm tra Kết quả kiểm tra HA
Mẫu không gây chết phôi Mẫu gây chết phôi Số mẫu kiểm tra Số mẫu phân lập có HA (-) Tỷ lệ % có HA (+) Số mẫu kiểm tra Số mẫu phân lập có HA (+) Tỷ lệ % có HA (+) Não gà 2013,2014 30 6 6 0 24 24 100 Dich hầu họng và ở nhớp 12/2013, 6/2014 200 192 192 0 8 8 100 Cộng 230 198 198 0 32 32 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy: Với 198 mẫu phân lập không gây chết phôi khi tiêm qua phôi trứng, làm phản ứng HA, cả 198 mẫu đều cho kết quả
âm tính. Như vậy, trong các mẫu này không có sự có mặt của virus Newcastle. Với 32 mẫu phân lập, khi tiêm cho phôi trứng có gây chết phôi. Các mẫu này khi làm phản ứng HA cả 32 đều cho kết quả dương tính.