Biện pháp can thiệp và phòng bệnh Newcastle

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)

1.7.1. Bin pháp can thip

Bệnh Newcastle là bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Có thể dùng kháng huyết thanh đểđiều trị kết hợp với dùng thuốc trợ sức, trợ lực,

đảm bảo cân bằng chất điện giải, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Biện pháp dùng vacxin can thiệp trực tiếp vào ổ dịch cũng cho kết quả tốt, giúp bảo vệ những con chưa bị bệnh và nhanh chóng dập tắt ổ dịch.

Theo Quyết định số 05/2011/TT – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại điều 11 khoản 4 trong thong tư hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh Newcastle ở gia cầm quy định:

Tiêu hủy gà mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

Tiêm phòng gà khỏe mạnh trong ổ dịch và khu vực xung quanh. Vệ sinh, phun hóa chất khử trùng, tuần 2 lần.

1.7.2. Phòng bnh Newcastle

Phòng bệnh bằng vệ sinh:

Nguyên tắc chung là ngăn chặn kịp thời không cho dịch lây lan tại các vùng có lưu hành dịch bệnh và tạo miễn dịch cho đàn gia cầm chống lại virus Newcastle tại các địa phương, các cơ sở chăn nuôi gia cầm.

Virus Newcastle có khả năng lây lan trực tiếp giữa gà bệnh và gà lành, vì vậy biện pháp tốt nhất là không để đàn gà khỏe tiếp xúc với mầm bệnh, cần cách ly, vệ sinh tiêu độc chuồng trại, hạn chế và ngăn chặn sự tiếp xúc với đàn gà bệnh. Biện pháp này có thể thực hiện tốt ở các xí nghiệp nuôi gà công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

nghiệp, còn ở khu vực chăn nuôi gia đình thì khó thực hiện vì việc nghiêm cấm vận chuyển và khoanh vùng địa dư có gà bị bệnh là rất khó khăn (Nguyễn Như Thanh và CS, 2001).

Khi chưa có dịch xảy ra: Hạn chế người qua lại ở những nơi chăn nuôi lớn, tập trung. Người ra vào, công nhân chăn nuôi phải sát trùng kỹ tay chân, quần áo. Công tác vận chuyển gà, trứng cần phải được thực hiện nghiêm ngặt, không lấy trứng từ những nơi nghi có bệnh, trứng lấy từ những nơi có nguồn gốc rõ ràng. Gà nhập về phải nuôi cách ly ít nhất 10 ngày để theo dõi.

Khi dịch đã xảy ra: Trường hợp gà mắc bệnh, để dập tắt dịch nhanh tốt nhất nên tiêu diệt toàn bộ gà bị bệnh và nghi nhiễm bệnh. Tiêm phòng vacxin, cách ly số còn lại. Tổng tẩy uế tiêu độc chuồng trại. Gia cầm chết phải được chôn sâu, lấp kỹ. Không mang gà bệnh và các sản phẩm của chúng ra khỏi vùng đang có dịch.

Vacxin phòng bệnh:

Trên thế giới một số nước không cho phép sử dụng vacxin phòng bệnh cho

đàn gà (Thụy Điển, Hà Lan). Một số nước Châu Âu chỉ cho phép sử dụng một loại vacxin sống, giống sản xuất vacxin phải đảm bảo tiêu chuẩn đề ra như chỉ số

ICPI<0,4 (đối với vacxin nhược độc) và ICPI<0,7 (đối với vacxin vô hoạt). Hiện nay có nhiều loại vacxin để phòng bệnh Newcastle, các vacxin này

được chia làm 2 loại đó là vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc.

Vacxin nhược độc:

Hiện nay các chủng virus vacxin nhược độc được biết nhiều là các chủng thuộc nhóm Lentogen như: chủng Lasota, chủng B1, chủng F (Asplin)… hoặc thuộc nhóm Mesogen như: chủng Mukterwar, chủng Hertforshire (chủng H), chủng Roakin, chủng Haifa….

Các chủng virus vacxin khác nhau, có độc lực khác nhau, quy trình sản xuất vacxin khác nhau và phương pháp sử dụng vacxin cũng khác nhau. Do

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

kiện cụ thể của từng nước, từng vùng, từng địa phương mà người ta sử dụng các chủng virus vacxin Newcastle khác nhau để sản xuất vacxin phòng bệnh.

Căn cứ vào độc lực của virus, vacxin nhược độc được chia làm 2 nhóm Lentogen và Mesogen. Virus vacxin thuộc nhóm Lentogen gồm nhiều chủng như chủng B1, chủng F, chủng Lasota. Năm 1966 ở Úc đã phân lập được 1 chủng virus Newcastle trên đàn gà bình thường đặt tên là Queensland V4. Chủng này hoàn toàn không có độc lực, không có khả năng gây bệnh cho gà nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên và gây miễn. Vacxin Newcastle chế

từ chủng V4 còn có 2 đặc tính ưu việt đó là tính chịu nhiệt dai và đặc tính thứ

2 là nó có tác dụng gây miễn dịch qua tiếp xúc trực tiếp.

Trong cơ thể gà, virut nhóm lentogen chỉcó khảnăng nhân lên trong tế

bào của một số mô nhất định như mô đường hô hấp, mô đường tiêu hóa (Rott, 1979). Vì vậy, khi sử dụng vacxin cho đàn gà bằng phương pháp nhỏ mắt, nhỏ

mũi và cho uống đều cho đáp ứng miễn dịch tốt.

Vacxin nhóm Lentogen khi sử dụng có ưu điểm rất an toàn, có thể dùng vacxin phòng bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, có nhược điểm độ dài miễn dịch ngắn hơn so với vacxin nhóm mesogen.

Virus vacxin nhóm mesogen, được làm giảm độc khi tiêm truyền liên tục nhiều đời trên phôi hay cơ thể động vật. Đại diện nhóm vacxin này là các chủng Mukteswar, được làm giảm độc sau nhiều đời cấy truyền qua phôi gà, chủng H (Hertfordshire) được làm giảm độc sau 33 đời cấy, chủng Komarov hay Haifa được làm giảm độc sau nhiều đời cấy chuyển qua óc vịt. Đối với gà, độc lực của vacxin còn cao, nên khi dùng cho gà con dưới hai tháng tuổi dễ gây phản ứng.

Trong cơ thể gà, virus nhóm mesogen có khả năng nhân lên trong tế bào của nhiều loại mô (Rott, 1979). Cho nên khi đưa vacxin vào cơ thể, có thể sử

dụng nhiều phương pháp: nhỏ mắt, nhỏ mũi, tiêm dưới da, tiêm bắp đều tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Vacxin vô hoạt:

Vacxin vô hoạt sản xuất từ những virus sống, được xử lý bằng formalin hoặc Betapropiolactone, sau đó bổ xung thêm chất bổ trợ để làm tăng tính miễn dịch của vacxin. Lúc đầu để vô hoạt virus, thường dùng betapropiolactone và formalin (Hofstad, 1953). Sau đó Palhidy (1985) đã chứng minh vacxin dùng etilenimin để vô hoạt virus, gây đáp ứng miễn dịch tốt hơn so với betapropiolactone, formalin, etylentilenimin và đồng thời không gây biến đổi cấu trúc protein của virus.

Trong vacxin vô hoạt, các chất bổ trợ có ảnh hưởng quyết định đến tác dụng gây miễn dịch của thành phần kháng nguyên (Franchini, 1995). Đầu tiên, chất bổ trợ được dùng là keo phèn (Aluminum hydroxit) (Alexander, 1991). Vacxin vô hoạt có chất bổ trợ là keo phèn, khi sử dụng phòng bệnh cho gà, tạo đáp ứng miễn dịch thấp, độ dài miễn dịch ngắn.

Theo Palhidy (1985) keo phèn kích thích sinh đáp ứng miễn dịch ở gia cầm kém. Sau đó, vacxin có bổ trợ nhũ dầu được thay thế vì hiệu quả phòng bệnh cao hơn (Cross, 1988).

Virus Newcastle dùng để sản xuất vacxin nhũ dầu gồm các chủng virus vacxin thuộc nhóm Lentogen như: Ulster 2C, B1, Lasota, nhóm mesogen có Roakin và vài chủng virus có độc lực cao.

Hiện nay hầu hết các vacxin Newcastle vô hoạt được sản xuất từ những chủng virus có độc lực yếu như: Lasota. B1... Vacxin vô hoạt được sản xuất từ

chủng virus độc lực yếu có ưu điểm rất an toàn.

Alexander (1991) cho biết vacxin nhũ dầu cho đáp ứng miễn dịch cao, thời gian duy trì miễn dịch dài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu

Đối tượng:

Gà bị bệnh Newcastle trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Huyết thanh của một số đàn gà nuôi đã được tiêm phòng vắc xin Newcastle trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Vi rus Newcastle phân lập từ gà trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Ni dung:

1. Điều tra một sốđặc điểm dịch tễ của bệnh Newcastle ở gà trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với các chỉ tiêu: Triệu chứng, bệnh tích; tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi, giống gia cầm, phương thức chăn nuôi, quy mô chăn nuôi, mùa vụ và tỷ lệ

chết của bệnh…

2. Xác định hàm lượng kháng thể Newcastle của một sốđàn gà nuôi trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Giám sát sự lưu hành của virus gây bệnh Newcastle ở gà nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Newcastle trên địa bàn tỉnh.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa đim nghiên cu:

Bộ môn vi sinh vật - Truyền nhiễm, Khoa Thú y

Bộ môn Hóa sinh Miễn dịch Bệnh lý, Viện Thú Y Quốc gia

Các cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi gà tại Vĩnh Phúc, các Trạm Thú y huyện; Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc.

Thi gian nghiên cu: Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014.

2.3. Nguyên liệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Huyết thanh của một số đàn gà nuôi đã được tiêm phòng vắc xin Newcastle trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Mẫu bệnh phẩm lấy từổ dịch để phân lập virus Newcastle ở gà.

Mẫu dịch ổ nhớp và dịch hầu họng ở các đàn gà khỏe mạnh để xác định sự lưu hành virus Newcastle ở gà.

Hồng cầu gà.

Kháng thể, kháng nguyên Newcastle chuẩn của Bộ môn vi sinh vật - Truyền nhiễm, khoa Thú y, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam; Viện Thú y.

Dụng cụ: Bơm tiêm, kim tiêm, dao, kéo, tăm bông, hộp xốp, tủ lạnh, dung dịch bảo quản mẫu, dụng cụ bảo hộ lao động.

Trang thiết bị, hóa chất thí nghiệm dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Newcastle.

Trứng gà sạch ấp 9 – 11 ngày tuổi.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cu dch t hc

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả

(Descriptive study), nghiên cứu dịch tễ học phân tích (Analytic study) và nghiên cứu dịch tễ học thực nghiệm.

Lập biểu mẫu điều tra; điều tra theo phương pháp điều tra thống kê ngẫu nhiên tại 09 xã/09 huyện, thành, thị (mỗi huyện, thành, thị chọn 01 xã):

Phương pháp điều tra gà theo đàn và cá thể. Số đàn có gà mắc Newcastle và số con chết trong từng đàn.

Phương pháp điều tra gà mắc Newcastle theo quy mô... đàn nuôi (phân quy mô về số lượng con, hình thức chăn nuôi, kiểu chuồng nuôi...).

Điều tra gà bị bệnh theo tình trạng vệ sinh chuồng trại, môi trường ở

các mức độ (tốt, trung bình, kém); theo giống gà (gà ta, gà ta lai...); theo quy trình phòng bệnh Newcastle (loại vắc xin dùng...); theo mùa vụ (xuân, hè, thu,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 đông) và theo lứa tuổi.

2.4.2. Phương pháp chn đoán da vào triu chng và bnh tích

Trước mổ khám ghi nhận tất cả các dấu hiệu về thể trạng, triệu chứng. Sau đó tiến hành mổ khám ghi nhận bệnh tích. Những gà có triệu chứng và bệnh tích được kết luận là bệnh Newcastle là những gà tiêu chảy phân trắng xanh, xuất huyết ở dạ dày cơ, dạ dày tuyến, hậu môn, hạch manh tràng và ruột.

Những gà nghi nghờ mắc bệnh Newcastle, sẽ được lấy mẫu để tiếp tục xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, số gà lấy mẫu cho mỗi đàn là 2 -3 gà/đàn. Mẫu bệnh phẩm là gan, lách, thận, phổi và não. Những mẫu này được thu thập ngay khi mổ khám và được giữ trong thùng bảo ôn, đem về phòng thí nghiệm bảo quản ở - 80oC cho đến khi xét nghiệm. Trên từng mẫu bệnh phẩm đều có ghi chú ngày, tháng, địa điểm, mã số mẫu bệnh phẩm.

2.4.3. Phương pháp chn đoán huyết thanh hc

a, Phn ng ngưng kết hng cu gà (Haemagglutination- HA)

Nguyên lý:

Virus Newcastle có khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà do trên bề mặt capsid có kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu làm virus có khả năng bám vào các thụ thể của hồng cầu, làm hồng cầu ngưng kết nằm rải đều ởđáy ống nghiệm.

Chuẩn bị:

Dung dịch hồng cầu gà 1%: lấy 10 ml máu gà + 5 ml Citrat Natri 5% để

chống đông. Ly tâm 2000 vòng/phút trong 10 phút. Bỏ bạch cầu và huyết tương, cho nước sinh lý vào, trộn đều, ly tâm tiếp loại bỏ phần nước trong. Làm như vậy 3 lần, ta thu được hồng cầu. Lấy hồng cầu pha với nước sinh lý thành nồng độ 1%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Tiến hành phản ứng: phản ứng được tiến hành theo sơđồ sau:

Giếng Nguyên liệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC (-) ĐC (+) Nước sinh lý (µl) 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 Kháng nguyên Newcastle (µl) 50 50 Độ pha loãng huyết thanh 1/ 2 1/ 4 1/ 8 1/ 16 1/ 32 1/ 64 1/ 128 1/ 216 1/ 512 1/ 1024 Hồng cầu gà 1%(µl) 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50

Dùng micropipettes nhỏ vào tất cả các giếng, mỗi giếng 50µl nước sinh lý. Sau đó cho vào giếng thứ nhất 50µl kháng nguyên Newcastle. Trộn đều rồi hút sang giếng thứ hai 50µl. Tiếp tục làm như vậy cho hết giếng thứ 10 thì hút bỏđi 50µl. Lúc này độ pha loãng huyết thanh từ giếng 1 đến giếng 10 theo thứ tự lần lượt từ 1/2; 1/4; 1/8;…đến 1/512; 1/1024.

Tiếp đó cho vào tất cả các giếng 50µl hồng cầu gà 1%. Lắc nhẹ, để yên trong 20 phút rồi đọc kết quả.

Đọc kết quả:

Phản ứng dương tính: Hồng cầu bị ngưng kết rải đều thành mảng ở thành và

đáy giếng.

Phản ứng âm tính: Hồng cầu lắng xuống đáy thành cục tròn đỏ, nước ở

bên trên trong.

Hiệu giá phản ứng HA: Là độ pha loãng virus cao nhất mà ở đó vẫn còn virus gây ngưng kết hồng cầu, người ta gọi đó là 1 đơn vị HA.

Trong phản ứng HI, người ta dùng kháng nguyên có 4 đơn vị HA. Để phản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Cách kiểm tra 4 đơn vị HA:

Trên tấm nhựa microtiter plates dùng 4 dãy, mỗi dãy 4 giếng, nhỏ vào mỗi giếng 50µl nước sinh lý. Ở giếng đầu của mỗi dãy nhỏ 50µl kháng nguyên đã pha 4 đơn vị HA. Trộn đều, hút 50µl chuyển từ giếng thứ nhất sang thứ hai, làm như vậy đến giếng thứ 3 thì hút bỏđi 50µl. Hiệu giá HA của các giếng lần lượt là 2 đơn vị HA, 1 đơn vị HA, 1/2 đơn vị HA. Sau đó nhỏ 50µl hồng cầu vào tất cả

các giếng. Giếng thứ tư làm đối chứng chỉ có nước sinh lý và hồng cầu. lắc nhẹ

tấm nhựa, để yên 20 phút rồi đọc kết quả. Nếu hiện tượng ngưng kết hồng cầu xảy ra đến lỗ thứ 2 thì kháng nguyên pha đúng ở 4 đơn vị HA.

b, Phn ng ngăn tr ngưng kết hng cu gà (Haemagglutination Inhibition test- HI)

Nguyên lý:

Gà mắc bệnh Newcastle hoặc đã được tiêm phòng vacxin Newcastle thì trong huyết thanh gà có kháng thểđặc hiệu chống lại virus Newcastle, kháng thể

trung hòa virus làm cho nó mất khả năng ngưng kết hồng cầu gà. Chuẩn bị:

Dung dịch hồng cầu gà 1%, kháng nguyên đã pha 4 đơn vị HA, huyết thanh cần kiểm tra, nước sinh lý, tấm nhựa microtiter plates…

Tiến hành phản ứng:Phản ứng được tiến hành theo sơđồ sau:

Giếng Nguyên liệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC (-) ĐC (+) Nước sinh lý (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 Huyết thanh gà (µl) 25

Độ pha loãng huyết thanh 1/ 2 1/ 4 1/ 8 1/ 16 1/ 32 1/ 64 1/ 128 1/ 216 1/ 512 1/ 1024 Kháng nguyên Newcastle 4 đơn vị HA (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 Hồng cầu gà 1%(µl) 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Dùng khay nhựa có 96 giếng đáy chữ U (có 8 dãy giếng, mỗi dãy dùng cho 1 mẫu huyết thanh).

Sau khi cho nước sinh lý và huyết thanh theo sơ đồ, trộn đều rồi hút 25µl chuyển giếng trộn đều và chuyển tiếp… đến giếng 10 hút bỏ 25µl. Lúc này độ

pha loãng huyết thanh từ giếng 1 đến giếng 10 theo thứ tự lần lượt từ 1/2; 1/4;

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)