Kiểm tra hiệu giá kháng thể chống Newcastle ở một số đàn gà

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 61 - 65)

Vĩnh Phúc

Khả năng sử dụng thuốc chữa bệnh đối với bệnh Newcastle là không có hiệu quả (Hason và cs, 1972) hay tiêu hủy toàn đàn gà bị bệnh thì không có tính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

kinh tế, vì vậy đối với bệnh Newcastle việc phòng chống bệnh là vô cùng quan trọng. Trong phòng bệnh Newcastle có hai biện pháp cơ bản, đó là biện pháp vệ

sinh, tiêu độc, cách ly mầm bệnh và biện pháp dùng vacxin gây miễn dịch phòng bệnh. Theo Siegmann et all (1973) để phòng bệnh Newcastle biện pháp hiệu quả nhất là gây miễn dịch cho đàn gà bằng vacxin.

Vì vậy, việc xác định hiệu giá kháng thể Newcastle ở các đàn gà trên địa bàn tỉnh sau khi được sử dụng vắc xin phòng bệnh Newcastle, xác định loại vắc xin hiệu quả nhất, làm cơ sở đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Để khảo sát, đánh giá hiệu giá kháng thể chống Newcastle của một số đàn gà. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu huyết thanh tại một số cơ sở chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh sau khi được sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh Newcastle là: Vắc xin Lasota, vacxin Newcastle hệ I của công ty thuốc thú y TW sản xuất và Vacxin vô hoạt nhũ dầu (Medivac ND-IB-IBD Emulsion) của Indonesia sản xuất. Kết quảđược thể hiện ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Hiệu giá kháng thể chống Newcastle của gà ở một số cơ sở chăn nuôi gà tại Vĩnh Phúc

Loại vắc xin Số mẫu huyết thanh kiểm tra Số mẫu có kháng thể Tỉ lệ % Số mẫu có hiệu giá ≥3log2 Tỉ lệ bảo hộ % Hiệu giá trung bình (GMT) Lasota 100 100 100 75 75 3,85 Newcastle hệ I 100 100 100 82 82 4,25 ND – IB -IBD 100 100 100 100 100 5,85 Dựa vào bảng chúng tôi thấy các mẫu huyết thanh kiểm tra đều có kháng thể. Tuy nhiên hàm lượng kháng thể chống Newcastle ở các đàn gà có sự khác biệt rõ nét. Cao nhất là các cơ sở chăn nuôi gà sử dụng vắc xin vô hoạt nhũ dầu ND – IB -IBD với hiệu giá trung bình 5,85; kế đến là cơ sở sử dụng vắc xin

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Newcastle hệ I với hiệu giá trung bình 4,25 và thấp nhất là cơ sở chăn nuôi chỉ sử

dụng vắc xin Lasota với hiệu giá trung bình là 3,85. Tỉ lệ % hàm lượng kháng thể đủ khả năng bảo hộ đối với vắc xin vô hoạt nhũ dầu ND – IB –IBD, đạt 100%; tiếp đến là vắc xin Newcastle hệ I đạt 82% và vắc xin Lasota đạt 75%.

Việc lấy máu của các đàn gà trong nghiên cứu này là ngẫu nhiên, nên kết quả thu được đã phản ánh thực tế khách quan hiệu quả sử dụng vắc xin phòng bệnh Newcastle cho gà tại Vĩnh Phúc.

Trong qua trình nghiên cứu, quan sát của chúng tôi cho thấy, người dân không phải lúc nào cũng nuôi gà bản địa ngay từ lúc một ngày tuổi mà thường mua về nuôi khi gà đã qua giai đoạn gột (úm) và bước vào giai đoạn gà thịt (gà giò). Giai đoạn gột (úm) gà con thường được thực hiện từ lức gà 1 ngày tuổi đến 15 hoặc 20 ngày tuổi; trong giai đoạn này gà con thường được sử dụng vắc xin Lasota từ 1 đến 2 lần. Gà được mua về nuôi sau giai đoạn này, tuy điều kiện của người nuôi gà được tiếp tục dùng vắc xin vô hoạt nhũ dầu ND – IB –IBD lúc gà 1 tháng tuổi hoặc vắc xin Newcastle hệ I lúc 2 tháng tuổi. Cũng có nhiều hộ gia

đình không sử dụng vắc xin phòng bệnh Newcastle nữa nên bệnh Newcastle và các bệnh khác thường thấy xuất hiện nhiều ở giai đoạn này.

Như vậy, chúng tôi nhận thấy một số cơ sở chăn nuôi gà đã thực hiện tốt công tác tiêm phòng chống bệnh Newcastle cho đàn gà, còn một số khác công tác phòng bệnh Newcastle bằng vacxin cho đàn gà vẫn chưa được chú trọng.

Vĩnh Phúc là tỉnh có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi nói chung và nuôi gà nói riêng. Quy mô và mật độ chăn nuôi ở đây rất lớn nên vấn đề tiêm phòng vacxin Newcastle đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát sinh và hình thành dịch bệnh. Do vậy chúng tôi khuyến cáo đối với những cơ sở chăn nuôi có hàm lượng kháng thể bảo hộ cho gà còn thấp cần tăng cường công tác tiêm phòng chống bệnh Newcastle cho đàn gà.

Theo kết quả nghiên cứu của Trương Quang và cs (2005), Nguyễn Huy Phương (2001), Phan Lục (1996) và Nguyễn Thu Hồng (1993) đã khẳng định nếu gà không hoặc chỉ sử dụng vacxin một lần chắc chắn sẽ không an toàn với bệnh Newcastle. Các tác giả khuyến cáo, với những đàn gà thịt nuôi trên hai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

tháng nên sử dụng vacxin phòng bệnh 3 lần vào các ngày 7, 21 và 45 ngày tuổi sẽ cho kết quả tốt nhất.

Hiện nay bệnh Newcastle vẫn đang là một bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta. Từ trước đến nay, ở nhiều nơi trên thế

giới như Mỹ và nhiều nước Châu Âu, vacxin vô hoạt nhũ dầu đã được sử

dụng cho gà sinh sản. Và qua khảo sát thực tế việc sử dụng vacxin vô hoạt nhũ dầu (Medivac ND-IB-IBD Emulsion) của Indonesia sản xuất cho thấy hiệu giá kháng thể sau khi tiêm vacxin vô hoạt nhũ dầu tăng dần đạt đỉnh cao sau 3 tuần tiêm, sau đó giảm chậm dần đến 16 tuần. Với vacxin vô hoạt nhũ

dầu sau khi tiêm 16 tuần tương ứng với gà 19 tuần tuổi thì ta có thể tiêm lặp lại vào lúc gà 21-22 tuần tuổi, tức là trước khi gà vào đẻ.

Đối với vacxin Newcastle hệ 1 mặc dù đã được tiêm 2 lần nhưng hiệu giá kháng thể đạt cao nhất sau 3 tuần sau đó giảm nhanh đến 8 tuần gần dưới mức 3 log2, đàn gà bị đe doạ bởi virus cường độc Newcastle ngoài môi trường (lúc này tương ứng với gà 15 tuần tuổi), ta phải tiêm vacxin bổ

sung vacxinngay. Điều này giải thích vì sao các đàn gà sau khi tiêm vacxin Newcastle hệ I được 2-3 tháng. Mặt khác cũng cần lưu ý vacxin Newcastle hệ 1 là vacxin nhược độc, nên sau khi tiêm vẫn có sự thải virus ra ngoài môi trường. Điều này không hề xảy ra đối với vacxin vô hoạt nhũ dầu, chưa kể đến việc tiêm vacxin Newcastle hệ 1 phải tiêm lặp lại nhiều lần hơn nên cũng tốn kém về công lao động, đàn gà dễ bị stress.

Ngoài ra với vacxin vô hoạt nhũ dầu hay còn gọi là vacxin chết, virus

đã được giết chết nên không có khả năng lan truyền ra môi trường bên ngoài. Vì vậy dùng vacxin vô hoạt là rất an toàn. Hơn nữa virus trong vacxin vô hoạt

đã được giết chết trước khi điều chế vacxin nên có thể phối hợp nhiều loại virus với nồng độ khác nhau để tạo ra vacxin đa giá rất thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng, phòng nhiều bệnh cùng 1 lúc ở các đàn gà.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 61 - 65)