CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐIỂN CỐ, ĐỊA DANH VÀ GÂU THƠ
3.1.2 Mượn từ ngữ từ điển cố Trung Quốc
Trong phạm vi khảo sát, chúng tôi còn tìm được những từ ngữ điển cố và câu thơ Trung Quốc, như Tào Khang chẳng hạn.
"Tào khang" là một từ ngữ xuất hiện rất nhiều trong ca dao Việt Nam với hai cách nói là "tao khang" và "tào khang". Từ "tao khang" trích từ một câu tục ngữ Trung Quốc là "Bận tiền chi giao bất khả vong, tao khang chi thê bất hạ đường"(18), "Tao khang chi thê" có nghĩa là người vợ từìig trải qua giai đoạn khó khăn;"bất hạ đường" có nghĩa là không nên bỏ rơi. Cả câu tục ngữ này có nghĩa là không nên quên những bạn bè làm quen hồi bần cùng, không nên bỏ rơi vợ cùng trải qua giai đoạn khó khăn. Người đời sau gọi những người vợ mà đồng cam cộng khổ với chồng là "tao khang".
Trong ca dao Việt Nam, ý nghĩa của "tao khang" đã không hạn chế chỉ người vợ, mà được mở rộng chỉ hôn nhân và tình nghĩa vợ chồng:
- Lầu tây trống điểm canh ba Không tình cũng nghĩa đường xa đi tìm
Tai em nghe vườn nọ có chim Hai tay ôm bản đơn kìm ngồi than
Ông trời đã địnhU tào khangU
Tiếng sáo thanh em thổi, duyên chàng có định không?
-Cầu Trường Tiền sáu vày, mười hai nhịp Anh qua không kịp, tội lắm em ơi
Nghĩa tào khang ai mà vội dứt đêm nằm tấm tức lũy nhỏ tuôn rơi Biết bao giờ tạc được bóng người Để đêm khuya canh vắng vui cười giải khuây.
Vợ chồng là nghĩa tao khang Chồng hoà vợ thuận nhà thường yên vui
Sinh con mới ra thân người Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no.
Nghĩa tao khang ai đà vôi dứt Đêm nằm thao thức, luỵ nhỏ tuôn rơi
Mấy lâu ni mang tiếng chịu lời Xa nhau ngàn dặm đời đời vẫn nhớ nhau.
Nhà Đường là triệu đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đường Thái Tông áp dụng những chính sách dân tộc sáng suốt, vừa làm cho tình hình biên giới phía Bắc được ổn định, vừa có thể thúc đẩy sự phát triển của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc(tên chung của các dân tộc miền Bắc là Hồ ). Từ đó, mối quan hệ giữa nhà Đường và các dân tộc ở miền Bắc được cải thiện. Thái Thượng Hoàng Lý Uyên(tức Đường Cao Tổ) từng khen rằng: "Hồ Việt nhất gia, tự cổ vi hữu dã. "(Từ cổ chí kim chưa bao giờ người Hồ và người Việt(19) có thể ở trong một nhà) Sau đó, "Hồ Việt nhất gia" trở thành một câu thành ngữ, người đời sau dùng để chỉ mọi người từ các nơi xa cách hội tụ lại, giống như tứ hải một nhà.
Cô gái Việt Nam khi muốn kết duyên với chàng trai, đã mượn câu tục ngữ Trung Quốc là “Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu, thoại bất đầu cơ bán cú đa”(Uống rượu gặp
được bạn tri kỉ, uống nhiều như thế nào cũng thấy ít; nói chuyện gặp một người không hợp, nói ít như thế nào cũng thấy nhiều) và thành ngữ "Hồ Việt nhất gia" đó bày tỏ:
- Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu Thoại bất đầu cơ bán cú đa
Miễn cho anh nói thiệt thà Dầu cho Hồ. Việt một nhà lạ chi