Ảnh hưởng của quan niệm "tam tòng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu một số yếu tố văn hoá trung hoa trong ca dao việt nam (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG NHO

2.2.2.2. Ảnh hưởng của quan niệm "tam tòng tại Việt Nam

Cùng với quan niệm Nho giáo được giai cấp phong kiến Việt Nam hấp thụ và lợi dụng để củng cố chính quyền, quan niệm coi khinh phụ nữ, "tam tòng" cũng được truyền vào Việt Nam và dần dần trở thành một tiêu chuẩn đạo đức phổ biến.

Trước khi Nho giáo truyền vào Việt Nam, phụ nữ Việt Nam có vai trò nhất định trong gia đình lẫn xã hội.

Trong xã hội nguyên thuỷ, có nhiều phụ nữ ngoài tham gia hoạt động sản xuất ra còn đảm nhiên nhiều công việc xã hội. Họ đã đảm nhiệm nhiệm vụ xử lý những mâu thuẫn trong nội bộ thị tộc và giữa thị tộc mình với những thị tộc khác.

Sau khi xã hội Việt Nam từ mẫu quyền chuyển sang phụ quyền, do nguyên nhân là sự thay thế không được triệt để, cho nên vai trò của phụ nữ vẫn được duy trì trên mức độ đáng kể trong các "lĩnh vực hôn nhân, gia đình, sinh hoạt văn hoá tinh thần" lẫn "lĩnh vực kinh tế và xã hội"[l1, tr.54].

Tư tưởng Nho giáo truyền vào Việt Nam dần dần ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống nhân dân Việt Nam. "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" chính là sự phản ánh chân thực vị trí người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

Thực ra, trong thời kỳ đầu của chế độ phong kiến Việt Nam, "nhiều phụ nữ vẫn có thể sống không đến nỗi quá gò bó trong những lễ giáo ngặt nghèo."[11, tr.120] Sự ảnh hưởng của những lễ giáo Khổng Mạnh chưa tới tầng lớp lao động, các trai gái tầng lớp lao động "vẫn có thể kết hôn tự do". Lê Trắc trong sách An Nam chí lược ghi rằng: "Trai, gái nhà nghèo kết hôn vẫn không có mối lái gì. Họ tự kén chọn nhau mà lây. "[dẫn theo ll.tr.121].

Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển của chế độ phong kiến, tư tưởng Nho giáo ngày càng gắn bổ chặt chẽ với chế độ phong kiến Việt Nam và dần dần trở thành cơ sở tinh thần của chế độ đó. Từ đó, "các thế hệ phụ nữ Việt Nam dần dần bị một mạng lưới tính vi, nghiệt ngã ràng buộc."[11, tr.129] Giai cấp phong kiến đã áp dụng nhiều biện pháp để dạy dỗ phụ nữ theo lễ giáo Khổng Mạnh. Họ quy định nhiều điều giáo hoá phụ nữ, ra sức biểu dương những tiết phụ, chẳng hạn như năm Hồng Đức(1470-

1497), cho xây dựng "Tiết phụ lầu" để biểu dương Phạm thị ở làng Phù Ủng, ở góa nuôi con.

Ngoài sử dụng những biện pháp tích cực tuyên truyền như trên ra, giai cấp phong kiến còn "đe doa và trừng trị những phụ nữ muốn thoát ra khỏi vòng trói buộc "[11, tr.132] của lễ giáo. Luật Hồng Đức và Luật Gia Long có ghi rõ những điều trừng trị phụ nữ như thích chữ vào mặt, lưu đầy, tử hình V.V..

Một phần của tài liệu một số yếu tố văn hoá trung hoa trong ca dao việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)