Mượn địa danh Trung Quốc trong ca dao Việt Nam

Một phần của tài liệu một số yếu tố văn hoá trung hoa trong ca dao việt nam (Trang 81 - 83)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐIỂN CỐ, ĐỊA DANH VÀ GÂU THƠ

3.2 Mượn địa danh Trung Quốc trong ca dao Việt Nam

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, không ít bài có mặt các địa danh Trung Quốc. Nhiều nhất là tên của các nước thời Xuân Thu Chiến Quốc Trung Quốc(Năm 770 - 221 trước CN).

Trong phạm vị khảo sát, chúng tôi thống kê thấy tên 6 nước chư hầu thời Xuân Thu Chiến Quốc là Tề, Tấn, Tần, Sở, Ngô và Việt. Sáu nước nằm ở bốn phương Đông Tây Nam Bắc Trung Quốc. Trong đó, Tấn ở miền Bắc, ba nước Ngô, Việt, Sở ở miền Nam, Tần ở miền Tây, Tề ở miền Đông.

Các tên nước thường xuyên xuất hiện từng đôi một trong các bài ca dao, như Ngô - Việt, Sở - Tề, Sở - Tần, Tần - Tấn, Việt - Tần v.v. Các tác giả dân gian vận dụng mối quan hệ giữa các nước để biểu đạt tình cảm riêng tư của lứa đôi.

Chủ đề tình yêu trong ca dao Việt Nam là một chủ đề vĩnh cửu. Người ta dùng rất nhiều cách, vô vàn hình ảnh để biểu đạt tình cảm thắm thiết giữa nam nữ, lòng chung thuỷ giữa vợ chồng V.V.. Dĩ nhiên, những tên nước trên cũng đã được dùng trong các bài ca thuộc chủ đề này. Nó dùng để biểu hiện sự xa cách về không gian:

- Dầu anh lạc Sở qua Tề Trăm năm anh cũng luôn về cùng em

- Trăng tròn mười sáu, gióng chuông Ai cầm con Nguyệt thì buông nó về

Trăm năm anh cũng trở về cùng em Ngãi nhân thương bạn trọn niềm Chừng nào trăng khuyết lưỡi liềm sẽ hay

-Xa thì mượn ngựa anh đi Quý hồ tốt quảy, quản chi xa gần

Ước gần mà chả được gần Ai làm cách Việt xa Tần thế ni?

Cô gái dùng biển Sở, non Tần để ví với cảnh xa nhau giữa mình và người yêu, nỗi buồn được nói một cách tự nhiên, cảm động:

-Thiếp tự thiên biên nguyệt Quân như lãnh thượng vân Tuy gần mà chẳng phải gần Cũng như biển Sở, non Tần cách xa

Địa danh - tên nước của Trung Quốc cổ đại còn được dùng để nói về những đối tượng, những hoàn cảnh khác nhau:

- Nếu em còn ngại Qua thề lại cho em mừng Đứa nào được Tấn quên Tần Xuống sông cọp ních, lên rừng sấu tha

Đối với tình yêu, hai người có duyên dù xa cũng gần, không có duyên dù gần cũng xa. Khi nhắc đến duyên phận, người ta mượn mối quan hệ Ngô - Việt, Tần - Tấn nói:

- Phải duyên Ngô Việt cũng gần Trái duyên Tần Tấn dẫu gần cũng xa

Xét về địa lý, hai nước Ngô - Việt gần nhau, nhưng hai nước lại là thù địch, chiến tranh không ngừng, rốt cuộc nước Ngô bị nước Việt diệt. Ở đây, người ta dùng Ngô Việt để ví với hai người yêu nhau, nếu mà có duyên thì hai người dù có mâu thuẫn cũng sẽ gần lại. Còn nếu không có duyên thì giống như hai nước Tấn Tần, tuy rất gần trên địa lý, nhưng mà cũng có thể xa nhau. Người sáng tác bài ca dao này rất quen mối quan hệ giữa các nước thời Xuân Thu Trung Quốc, đã nói những điều sâu sắc trong tình yêu của con người

Ngoài những tên nước thời Xuân Thu Chiến Quốc trên ra, trong phạm vi khảo sát của chúng tôi còn có một số địa danh được sử dụng, nhưtig số lượng không nhiều, như Thái Sơn, Tràng An, Tân Dương, Vũ Môn V.V..

Thái Sơn là một quả núi của Trung Quốc, trong ca dao Việt Nam thường dùng ví với công lao của người cha:

- Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Tràng An là kinh đô cổ của Trung Quốc. Trong ca dao Việt Nam Tràng An không chỉ là kinh đô cổ của Trung Quốc đơn thuần, mà chỉ kinh đô nói chung, thường được mượn để chỉ Hà Nội:

-Đồn rằng trong Huế vui thay Vui thì vui vậy, chẳng tày UTrương An

-Em ngồi vòi vọi trông chàng Chàng còn ở chốn UTràng AnUvui cười

Một phần của tài liệu một số yếu tố văn hoá trung hoa trong ca dao việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)