Quan niệm giữ trinh tiết của phụ nữ trong ca dao Việt Nam

Một phần của tài liệu một số yếu tố văn hoá trung hoa trong ca dao việt nam (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG NHO

2.2.3.3.Quan niệm giữ trinh tiết của phụ nữ trong ca dao Việt Nam

Trong các điều lễ giáo Nho gia, yêu cầu về trinh tiết của phụ nữ là một nội dung rất quan trọng. Sau khi lấy chồng thì phải giữ đạo phụ nữ, phải biết chiều chồng, không được bỏ chồng. Thế nhưng chồng lại có thể dựa vào pháp luật mà bỏ vợ bất cứ lúc nào.

"Trong điều 108, Luật Gia Long cho phép người chồng và gia đình nhà chồng được tự tiện bỏ người vợ, không cần phải ra trước công môn làm gì, chỉ cần làm tờ giấy bỏ vợ là đủ..."[ll,tr.l39]

Khi quan niệm trên đã ăn sâu vào ý thức của nhân dân, người ta đã coi "giữ trinh tiết", "thúy chung" với chồng là một điều rất tự nhiên, một đạo đức: "Chưa chồng

trông dọc trông ngang, có chồng cứ thẳng một đàng mà đi." Do đó, đa số phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đều tự nguyện tuân thủ sự "trói buộc" trên:

- Khuyên anh xét kĩ và nghĩ cho cùng Trung trinh liệt nữ, quân tử anh hùng

Làm sao cho vẹn tam tàng Gái ngoan chả lấy hai chồng bỏ anh.

- Mặc ai ép nghĩa nài tình Phận mình là gái chữ trinh làm đầu

- Trăm năm giữ vẹn chữ tùng Sống sao thác vậy một chồng mà thôi

Trong ca dao Việt Nam, chúng tôi thấy được nhiều hình ảnh phụ nữ một lòng chờ đợi người chồng xa nhà đến bể cạn đá mòn, không hề có ý tưởng đổi lòng:

- Cầu mô cao bằng cầu danh vọng Nghĩa mô nặng bằng nghĩa chồng con

Ví dầu nước chảy đá mòn

Xa nhau nghìn dặm lòng còn nhớ thương.

-Dạ ai hoài tâm tư bất tuyệt Lòng ưu tư nhật nguyệt vô vong

Ai vong thiếp cũng không vong

Ôm lòng chờ đợi dầu tóc bạc răng long cũng đành. -Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu Anh về học lấy chữ nhu Chín trăng em đợi, mười thu em chờ

-Em xa anh vẫn giữ lòng vàng đá Có chị Hằng soi tỏ dạ sắt son Nguyện có quỷ thần, khi mô anh buồn

Thì cầm, kì, thi, vịnh giải chữ ái ân

Chữ trinh em nguyện giữ trọn chín mười phần với anh.

-Sáng trăng trải chiếu hai hàng Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ

Quay tơ phải giữ mối tơ

Dầu năm bảy mối cũng chờ mối anh.

Phụ nữ Việt Nam không vì tham giàu mà bỏ chồng:

-Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người ấm gấm xông hương mặc người.

Khi thanh niên trai gái tỏ tình với nhau, trinh tiết cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá người con gái:

- Phàm là thân nhi nữ Phải trọng chữ tiết trinh Ngày nay gặp gỡ thình lình Lẽ nào em trao hết tâm tình cho anh

- Anh chẳng phải như phường trăng gió chặn ngõ đón truồng Bao giờ anh cũng giữ cang thường

Miễn em ừ một tiếng, anh sẽ lạy song đường cưới em - Lời anh đã hứa, ngàn bữa em không quên

Thương nhau cho chặt cho bền Từ đây em đốt nén hương nguyền nhờ anh.

Người vợ tự nguyện chờ đợi người chồng, sự đau khổ của họ quả vô bờ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ba bốn năm, tấm tượng rách tôi cũng còn thờ Lòng tôi thương ai biết, dạ tôi chờ ai hay.

- Thương thay cây trúc ngã quì Ba năm trực tiết còn gì là xuân!

Người vợ chờ đợi rất hy vọng người chồng có thể nhìn thấy sự hy sinh của mình, không phụ lòng người vợ:

Một miếng trầu năm ba lời dặn Một chén rượu năm bảy lời giao Anh chớ nghe ai sóng bổ ba đào

Em đây giữ niềm tiết hạnh, anh chớ lãng xao em buồn.

Giữ trinh tiết, chung thủy đã trở thành một đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.

Bên cạnh đó, chúng tôi thấy được tình cảm gắn bó vợ chồng ở Việt Nam. Lễ giáo phong kiến trong dân gian và trong ca dao không còn là những lời giáo huấn khô cứng nữa, mà đã trở thành đạo đức, tình cảm tự nhiên của con người. Điều ấy chứng tỏ những gì là khuôn phép nhưng phù hợp với đạo lí, tình cảm cửa con người thì đều được chấp nhận, được tình cảm hoá để trở thành lẽ tự nhiên.

Một phần của tài liệu một số yếu tố văn hoá trung hoa trong ca dao việt nam (Trang 47 - 51)