CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG NHO
2.2.4 Quan niệm "giáo dục " trong ca dao Việt Nam
Ở phần trên, người viết đã nói về ảnh hưởng của Nho giáo đối với nền giáo đục Việt Nam. Nho giáo đã đẩy mạnh sự phát triển nền giáo dục Việt Nam. Đặc biệt là sự xuất hiện của chế độ thi cử đã khuyên khích người dân Việt Nam học tập. Thông qua học tập và thi cử có thể thành danh, có thể đỗ đạt vinh hiển, mang lại danh dự cho gia đình. Cho nên bố mẹ và người vợ rất khuyên khích người con, người chồng cố gắng học tập để đạt công danh:
Gắng công mà học có ngày thành danh.
-Học hành thì ích vào thân Chức cao quyền trọng dần dần theo sau.
-Học trò đèn sách hôm mai Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào
Làm nên quan thấp quan cao Làm nên lọng tía võng đào nghênh ngang.
Bố mẹ rất lo việc học hành của con, khuyên họ cố gắng học nho học:
-Rừng nho biển thánh khôn dò Bé mà không học lớn mò ra sao.
- Nhỏ còn thơ dại biết chi Lớn rồi đi học học thì phải siêng
Theo đòi cũng thể bút nghiên Thua em kém chị cũng nên hổ mình
Các cô gái cũng thích lấy những nho sĩ, người có học:
-Sáng ra xách chén mua tương Thấy anh học trong trường, cầm bút ngó ra
Vội về mua lụa đậu ba Cắt áo cổ giữa mà tra nút vàng
Những mong kết ngãi đá vàng.
Thấy anh học trong trường, cầm bút ngó ra Chạy về mua lụa đậu ba
Cắt ảo cổ giữa mà tra nút vàng Nút vàng tra áo cổ kiềng
Trăm năm em không bỏ anh vương mà phiền Cà lùi miếng luộc, miếng chiên Ai muốn ai sao được, nợ với duyên tự Trời
Em thương anh lắm anh ơi!
Kiếm chỗ mô khuất ừ, anh ngồi cho em than.
Trong mô hình gia đình "nam ngoại nữ nội" truyền thống, vai trò của đàn ông là học tập, thi công danh, còn phận sự của phụ nữ là lấy chồng, sinh con, giúp đỡ chồng, nuôi dạy con cái. Mọi người từ nhỏ đều được giáo dục như vậy. Đến nhà Tống (Trung Quốc), "mục tiêu dạy dỗ con trai là đọc tứ sách ngũ kinh, thi khoá cử, giành phú quí; mục tiêu dạy dỗ con gái là đọc Hiểu kinh, Luận ngữ, đào tạo thành cô gái thuận, tòng, học nữ công, học làm vợ làm mẹ, chăm sóc chồng con "[27, tr.330]. Quan niệm này trong ca dao Việt Nam chúng tôi cũng có thể tìm được rất nhiều, và mô hình gia đình là người chồng chăm chú thi công danh, người vợ khéo lo chuyện nhà cũng đã trở thành một mô hình gia đình được mọi người chấp nhận, ngợi khen:
- Ai về Hoằng Hóa mà coi
Chợ Quãng một tháng ba mươi phiên chiều Trai mĩ miều bút nghiên đèn sách
Gái thanh tân chợ búa cửi canh Trai thì nhất bảng đề danh Gái thời dệt cửi vừa lanh vừa tài.
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha Gái thời dệt gấm thêu hoá Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thời đọc sách ngâm nga Dùi mài kinh sử để chờ đại khoá
Nữa mai nối đặng nghiệp nhà Trước là mát mặt, sau là hiển thân.
Người vợ rất coi trọng việc học hành, thi cử của người chồng.
-Chi ngon bằng gỏi có nhông Chi vui bằng được tin chồng vinh quy
Người vợ khuyên chồng luôn học, mong chồng sớm ngày mang về danh dự cho gia đình. Người vợ cam lòng lo việc nhà, nuôi bố mẹ, nuôi con, nuôi chồng, hầu chồng, để chồng yên tâm học tập, thi cử:
- Mẹ già đã có thiếp nuôi Trình anh đi học chớ rời sách ra.
- Ai đi đợi với tôi cùng Tôi còn sắp sửa cho chồng đi thi
Chồng tôi quyết đỗ khoá này Chữ tốt như rắn, văn hay như rồng
Bõ khi xắn váy quai cồng Cơm niêu nước lọ nuôi chồng đi thi.
Anh đi học tập ở nơi kinh kì Chiếu vua mới mở khoá thi Anh sắm nghiên bút vào thi đỗ liền
Khoá trước thời đỗ giải nguyên Khoá sau tiến sĩ đỗ liền hai khoá
Vinh quy bái tổ về nhà Ăn mừng khai hạ có ba bốn ngày.
-Em thời canh cửi trong nhà Nuôi anh đi học đăng khoá bảng vàng
Trước là vinh hiển tổ đường Bỏ công đèn sách, lưu phương đời đời.
Trong chương 2 này, chúng tôi đã từ bốn mặt "tam cương", "tam tòng", "đạo hiếu", "giáo dục" khảo sát những nhân tố văn hoá Trung Hoá trong ca dao Việt Nam. Đây là những ảnh hưởng tinh thần sâu sắc, phổ biến nhất của văn hoá Trung Hoá đối với văn hoá Việt Nam. Những quan niệm Nho giáo trên đều được thể hiện một cách rõ ràng trong ca dao Việt Nam, Tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân Việt Nam một cách sâu sắc và đã trở thành tiêu chuẩn hành động của người dân Việt Nam. Những gì trong tư tưởng Nho giáo phù hợp với đạo lí, tình cảm tự nhiên của con người đều được nhân dân, được tác giả ca đao chấp nhận. Còn những gì trái ngược, đều bị tác giả ca dao phanh kháng lại bằng những hình thức, mức độ, nội dung khác nhau. Điều đó chứng tỏ các yếu tố của văn hoá Trung Hoa khi vào Việt Nam đều đã được người Việt Nam, nhất là dân thường, tiếp thu chọn lọc.