CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG NHO
2.2.1.1. Quan niệm "tam cương " trong Nho giáo Trung Quốc
"Cương thường" là cách nói tắt của "tam cương ngũ thường". "Tam cương ngũ thường" là nguyên tắc và qui phạm cơ bản của đạo đức truyền thống Trung Quốc. Trong đó, "tam cương" là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong đạo đức truyền thống Trung Quốc.
"Tam cương" tức là "quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương". Trong đó, quần thần, con cái, người vợ phụ thuộc vào vua chúa, bố và người chồng. Quan niệm "tam cương" ở Trung Quốc xuất hiện rất sớm. Trong Hàn phi tử - Trung hiếu ghi rằng: "Thần theo quân, con theo cha, vợ theo chồng, ba điều thuận thiên hạ mới an ninh, ba điều ngược thì thiên hạ sẽ bị rối loạn, đây là lẽ thường của thiên hạ.n [dẫn theo 47, tr.69]. Điều đọ đã quyết định rồ ràng trật tự của ba quan hệ quân — thần, cha ~ con và chồng — vợ. Vua, cha và chồng là chuẩn mực hành động của thần, con và vợ. Ba người sau nhất định phải nghe theo ba người trước, không được trái lời, phản bội. Sự xuất hiện của "tam cương" đã góp phần vào việc củng cố chính quyền
phong kiến, và được các đời nhà vua không ngừng phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến, sự ràng buộc của "tam cương" đối với con người ngày càng khắc khe. Giai cấp phong kiến càng ngày càng thần hoá "tam cương", coi tam cương là thiến lý, là đạo đức vĩnh viễn không thay đổi.
Đời Tống Trung Quốc đã xuất hiện Lý học dựa trên lý thuyết Khổng Mạnh. Các nhà lý học "rất coi trọng tự nhận thức và thực tiễn về ý thức đạo đức... khuynh hướng cấm dục nặng nề, yêu cầu mọi người bỏ nguyện vọng nâng cao mức sống vật chất, tuyệt đối phục tòng những giáo điều cương thường luân lý phong kiến. Cương thường luân lý phong kiến là quyền uy thiêng liêng và tuyệt đối, yêu cầu mọi người vô điều kiện phục tòng và tuân thủ"[30. tr.220]. Chu Hi, người đại diện cho Tống Nho, còn cho rằng mạc dù xã hội có thay đổi như thế nào, tam cương cũng không thể lung lay. Lý học ràng buộc tinh thần của con người một cách nặng nề, đặc biệt đối với phụ nữ.
Sau khi Việt Nam giành được độc lập, Tống Nho cũng được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Các luật lệ lổn trong xã hội phong kiến đều bao chứa trong đó nội dung "cương thường" của Nho giáo, chẳng hạn như 47 điều giáo hoá của triều Lê ghi: " Làm tôi hết lòng trung, làm con hết lòng hiếu..., vợ chồng kính yêu nhau bằng điều nhân... vợ không được trái với chồng." ở đây, chúng ta có thể thấy rõ những tư tưởng "tam cương" của Nho giáo Trung Quốc.