I công chắn quang 1 1^
a Thực nghiệm ■ Đối chứng
KÉT LUẬN CHƯƠN G
Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến của các giờ thực nghiệm, kết hợp trao đổi với giáo viênn và học sinh. Đồng thời thông qua việc xử lý kết quả bài kiểm tra như trên, chúng tôi có nhận xét sau:
Nhìn chung phương án dạy học đã soạn thảo là có tính khả thi. Các em do được đặt vào vị trí của người nghiên cứu để xây dựng một định luật Vật lý theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm hỗ trợ thí nghiệm ảo và thí nghiệm mô phỏng nên đã làm cho các em húng thú, tích cự, tự giác hơn trong học tập.
Qua hình thức học này, học sinh đã thể hiện được suy nghĩ của mình, được trao đổi, tranh luận với bạn bè, thầy cô. Điều này giúp cho học sinh nhận ra được những sai lầm trong kiến thức của mình, đồng thời giúp giáo viên kiểm soát được những hoạt động nhận thức của học sinh để kịp thời sửa chữa những sai lầm của học sinh.
Sau tiết đầu bỡ ngỡ thì các tiết sau các em sẽ nhanh chóng tự lực thực hiện các hành động định hướng của GV.
Tuy nhiên dạy học theo phương án chúng tôi soạn thảo mất nhiều thời gian hơn so với dạy học truyền thống do phải tiến hành thí nghiệm nên sự chuẩn bị cho một bài học phải chu đáo hơn .Ngoài ra đối tượng thực nghiệm ít được mở rộng hơn.
KÉT LUẬN
Thực hiện các với nhiệm vụ của đề tài chúng tôi có một số kết luận chung như sau:
1. về mặt lý luận
Đã tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp thực nghiệm với sự hỗ trợ của TNA và TNMP trong nghiên cứu vật lý, vị trí của phương pháp thực nghiệm với sự hỗ trợ của TNA và TNMP trong mục tiêu dạy học vật lý THPT và các hình thức, biện pháp để bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm vật lý cho học sinh, khẳng định trong dạy học Vật lý THPT cần thiết phải bồi dưỡng cho học sinh PPTN của Vật lý học - một phương pháp nhận thức đặc thù của Vật lý, từ đó ừang bị cho học sinh phương pháp nhận thức, phương pháp tự học để họ có thể tự lực học tập suốt đời .
2. về mặt nghiêm cứu ứng dụng
- Chúng tôi đã tìm hiểu tình hình dạy học chương: “ Dộng lực học chất điểm ” lớp 10 chương trình chuẩn , điều kiện cơ sở vật chất, ữang thiết bị phục vụ cho việc dạy học đế làm cơ sở cho việc định hướng các hành động học tập của học sinh theo tiến trình PPTN Vật lý.
- Đã soạn thảo được ba tiến trình dạy học các bài sau : Định luật II Niuton, Định luật III Niuton, Lực đàn hồi theo các giai đoạn của PPTN với sự hỗ trợ của TNMP và TNA - Một phương pháp đậc thù của vật lý học. Thực nghiệm sư phạm bước đầu đã cho thấy tính khả thi và hiệu quả của chúng, khẳng định được sự đúng đắn của giả
thuyết khoa học đặt ra. Như vậy với sự hỗ trợ của THMP và TNA trong tiến trình dạy học chương “ Động lực học chất điểm ” theo PPTN một các phù hợp sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực học tập của HS. Các bài soạn thảo với các nhiệm vụ học tập phù họp với trình độ IIS, với thực tế giảng dạy ở trường TIIPT.
3. Kiến nghị
De thực hiện dạy học theo định hướng tăng cường bồi dưỡng phương pháp nhận thức, đặc biệt là phương pháp thực nghiệm Vật lý thì cần có các điều kiện sau:
+ Thiết bị dạy học: thí nghiệm thực tập là không thể thiếu để học sinh trực tiếp tiến hành. Vì vậy cần trang bị thí nghiệm thực tập cho dạy học các định luật thực nghiệm trong chương trình TIIPT.
+ Việc triển khai tổ chức dạy học theo PPTN với sự hỗ ừợ của TNA và TNMP mất rất nhiều thời gian và yêu cầu phải có đay đủ những thiết bị thí nghiệm đảm bảo chất lượng nên nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất đầy đủ (như các thiết bị thí nghiệm, máy chiếu, các phương tiện nghe nhìn, bảng phụ, phiếu bao học tập...).+ Cơ cấu lóp học không quá 50 học sinh mới có thế tổ chức dạy học theo định hướng nghiên cứu.
Đối chiếu với nhiệm vụ, mục đích đặt ra của đề tài chúng tôi nhận thấy rằng: Nhiệm vụ đã hoàn thành và mục đích đã đạt được. Tuy nhiên do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Rất mong được mọi người đóng góp ý kiến đế luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho GV và hướng nghiên cứu của đề tài có thế được nhân rộng, áp dụng cho việc giảng dạy các chương khác trong chương trình TIIPT.