Những thuận lợi và khó khăn tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 28 - 30)

nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

2.1.3.1. Thuận lợi

Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như trên, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước có những thuận lợi nhất định để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Cụ thể như sau:

- Huyện Bù Đăng nằm trải dài theo quốc lộ 14, là một tuyến quốc lộ quan trọng trong cả nước (thuộc hệ thống đường Hồ Chí Minh) nối liền các tỉnh phía Bắc qua Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ, lại là huyện nằm trong vùng chung chuyển giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng. Vì vậy có điều kiện để mở cửa, hòa nhập tìm kiếm thị trường cho nông sản thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Là một huyện có diện tích đất rộng lớn, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 43.397,69 ha, bình quân đất nông nghiệp là 3.757,25 m2/ người, bình quân đất lâm nghiệp là 827,86 m2/ người. Đây là tiềm năng, thế mạnh quan trọng cho phát triển nông nghiệp của huyện.

- Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp của huyện đất đỏ Bazan chiếm 72,15 %. Loại đất này thích hợp với các loại cây lâu năm, là điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả và trồng xen canh cây công nghiệp ngắn ngày.

- Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là rất lớn vì kết hợp với nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để phát triển tăng tỷ trọng lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.

- Địa hình đồi núi của huyện tạo nên những khe giữa núi có khả năng phát triển các loại cây rau màu, lúa và phát triển thủy sản.

- Độ dốc của địa hình không lớn lắm. Diện tích đất dốc đươi 20o của huyện là 123.618 ha, chiếm 76,3 %, độ dốc này thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

- Diện tích đất rộng lớn và đặc điểm dân cư thưa là điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi với quy mô lớn vì khả năng lây lan của dịch bênh chậm. - Diện tích đất đồi núi có thể phát triển chăn nuôi các loại gia súc như:

Trâu, bò, dê..

- Nguồn lao động của huyện dồi dào

- Hiện nay thông tin về khoa học kỹ thuật cũng đến với người dân nhanh chóng hơn, nông dân đã ý thức được tầm quan trọng của khoa học - kỹ thuật đối với sản xuất nông nghiệp, đã thực hiện các chủ trương của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Thời tiết hai mùa, vào mùa mưa cây cối phát triển rất nhanh chóng. - Hệ thống giao thông của huyện cũng đã bước đầu phát triển phục vụ cho

nhu cầu vận tải hàng hóa nông phẩm đi tiêu thụ.

- Dịch vụ nông nghiệp đã phát triển để từng bước đáp ứng nhu cầu về phân bón, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng, thuốc thú ý… tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nông lâm nghiệp, thủy sản phát triển.

- Huyện giáp với các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai là hai tỉnh phát triển khá về nông nghiệp nên có đươc nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi gia cầm, gia súc nhỏ.

2.1.3.2. Khó khăn

- Bù Đăng là một huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, xa các trung tâm kinh tế lớn và các thành phố, vì vậy ít có cơ hội được hưởng những sức lan toan của các trung tâm kinh tế ấy, và cũng gặp khó khăn trong việc tìm thị trường tiêi thụ nông phẩm hàng hóa.

- Cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu giao lưu hàng hóa nông phẩm của địa phương.

- Dân số của huyện có 18,3% dân số là người Stiêng, cho đến nay một bộ phận không nhỏ của dân tộc này vẫn sống theo lối sống du canh, du cư. Điều đó gây tác động không nhỏ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Bởi để xây dựng được cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý trước hết phải ổn định được địa bàn dân cư.

- Công tác truyền đạt và triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn chậm và chưa mang lại hiệu quả cao.

- Đội ngũ lao động có trình độ còn quá ít, mà để ứng dụng được khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất thì cần phải có đội ngũ lao động có trình độ cao.

- Việc tìm đầu ra cho nông sản hàng hóa chưa tốt, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thị trường. Bởi nếu địa phương có điều kiện phát triển và chuyển dịch theo hướng thuận lợi về các điều kiện khác nhưng thị trướng tiêu thụ cho nông sản hàng hóa không có thì không thể thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w