Giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 55 - 56)

Phát triển khoa học công nghệ là khâu then chốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Bởi trình độ khoa học kỹ thuật của một vùng, một khu vực, một quốc gia tỷ lệ thuận với mức độ và tính hợp lý của cơ cấu kinh tế của vùng, khu vực, quốc gia đó. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi khoa học công nghệ đã trở thành yếu tố chi phối lớn đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Muốn tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao thì đòi hỏi phải có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Hiện nay, ở Bù Đăng trình độ khoa học công nghệ còn thấp hơn nhiều so với trình độ trung bình của khu vực và trong cả nước, thể hiện rõ nhất là ở chất lượng sản phẩm kém, chất lượng cây giống chưa đảm bảo, chưa tạo được nhiều gống cây mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của huyện, kỹ thuật canh tác, sản xuất còn lạc hậu chưa đem lại năng suất kinh tế cao. Vì vậy trong những năm tới huyện cần phải chú trọng đến việc phát tiển khoa học công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuât nông phẩm hàng hoá, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường. cụ thể:

- Đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ mới để phục vụ sản xuất, tăng cường công tác khuyến nông với những mô hình điểm về trồng trọt, chăn nuôi để truyền đạt kỹ thuật canh tác, sản xuất mới đến bà con nông dân.

- Làm tốt công tác phổ biến kiến thức khoa học và ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất

- Tiếp tục học hỏi khoa học công nghệ mới đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ gen để tạo ra những giống cây trồng vật nuôi mới mang lại giá trị kinh tế cao, bảo đảm chất lượng các loại giống cây trồng, vật nuôi khi đưa vào sản xuất. Nghĩa là giống phải bảo đảm không sâu bệnh, có năng suất, chất lượng cao và sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Phát triển hơn nữa hệ thống trạm khuyến nông trong huyện để thuận tiện hơn trong việc theo dõi quy trình kỹ thuật trong sản xuất và giải đáp thắc mắc về kỹ thuật cho bà con nông dân một cách kịp thời, hiệu quả. Bởi hiện nay huyện

chỉ mới có một trạm khuyến nông đặt tại thị trấn Đức Phong, trong khi địa bàn huyện phân tán rất rộng nên chưa đáp ứng được nhu cầu khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

- Ngoài việc học hỏi, chuyển giao khoa học công nghệ từ những địa phương khác thì huyện cần tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng tại chỗ.

- Tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hoá, điện khí hoá các khâu trong sản xuất nông lâm sản, chẳng hạn như khâu phun thuốc trừ sâu, thuốc ra bông, đâu trái cho các loại cây, thuốc trừ cỏ…, tưới, tiêu cho cây trồng, chế biến thức ăn chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w