Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghệp, nông thôn ở

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 49 - 50)

trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghệp, nông thôn ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

2.2.5.1. Thành tựu

Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội. Nhưng nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của các câp, các ngành trong huyện cũng như tỉnh và nhà nước nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Bù Đăng đã đạt được những thành tựu đáng kể:

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp về cơ bản đã có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế của cả nước và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Tốc độ phát triển bình quân của toàn ngành đạt 19,1% trong giai đoạn 2005 - 2009. Trong toàn ngành tỷ trọng giá trị của ngành lâm nghiệp tăng lên và tỷ trọng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản giảm xuống. Tốc độ phát triển bình quân của ngành lâm nghiệp đạt cao nhất với 12,56%/năm; ngành nông nghiệp với 3,9%/năm.

- Trong nội bộ ngành nông nghiệp tỷ trọng ngành chăn nuôi đang có chiều hướng tăng lên về tỷ trọng giá trị sản xuất và trồng trọt có chiều hướng giảm xuống. Tốc độ phát triển bình quân của ngành chăn nuôi giai đoạn 2005 - 2009 đạt 12,83%/năm.

- Ngành lâm nghiệp đang trong giai đoạn hình thành cơ cấu.

- Cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu lao động trong nhóm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản cũng chuyển dịch theo hướng tích cực.

2.2.5.2. Tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời gian qua ở huyện Bù Đăng vẫn còn một số vấn đề tồn tại:

- Tốc độ phát triển của toàn ngành vẫn chưa bền vững, không ổn định. Ngành lâm nghiệp chưa hình thành được cơ cấu hợp lý, chưa phát triển được hoạt động chế biến lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp. Ngành thuỷ sản có khả năng phát triển nhưng chưa được chú trọng.

- Vốn đầu tư phân bổ chưa hợp lý. Ngành thuỷ sản có khả năng phát triển nhưng lại chưa được đầu tư đúng mức. Nguồn vốn đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện đặc biệt là đối với ngành lâm nghiệp.

- Lao động tnông nghiệp còn cao, tỷ lệ thiếu việc làm theo thời vụ cao thể hiện sự bất hợp lý của cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay.

- Các cơ sở hạ tầng, vật chất, thiết bị phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn thiếu và phát triển rất chậm.

- Nguồn vốn hỗ trợ, phân bổ trong nông dân chưa phát huy hiệu quả tối đa.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 49 - 50)