Giải pháp về thị trường, thông tin

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 54 - 55)

Thị trường đóng vai trò quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nó kích thích, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đó cũng có thể coi là thước đo của chất lượng sản phẩm, của hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Hiện nay về vấn đề thông tin, thị trường huyện Bù Đăng cũng đã chú trọng, quan tâm để phục vụ tốt cho nhu cầu đầu ra và cả nhu cầu đầu vào nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo mục tiêu của huyện. Trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp về thị trường, thông tin như sau:

Đối với thị trường huyện cần chú trọng:

+ Đáp ứng tốt nhu cầu đầu vào để nông dân có đủ thông tin, vật tư, trang thiết bị, các sản phẩm hỗ trợ trong nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông sản hàng hóa. Bằng việc mở rộng hệ thống đại lý phân phối phân bón, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, các phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất…

+ Mở rộng mạng lưới đại lý thu mua nông sản để đáp ứng nhu cầu đầu ra cho nông sản phẩm, đặc biệt là các nông phẩm mới

+ Giúp người nông dân có ý thức chọn sản phẩm hàng hóa là các loại cây trồng có lợi nhuận, thu nhập cao trên một đơn vị diện tích để sản xuất và biết tình toán kinh tế khi sản xuất, biết đầu tư ứng dụng khoa học kĩ thuật và tư liệu sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả của đồng vốn đầu tư.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh. Thực hiện đồng bộ các khâu: quảng cáo, tiếp thị, hình thành mạng lưới phân phối, tiêu thụ nông sản phẩm.

+ Tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm tranh thủ thị trường, mở rộng hoạt động ngành dịch vụ - thương mại - du lịch. Đây được coi là cuộc chiến quyết liệt, bởi sức cạnh tranh của toàn cầu hóa nền kinh tế trong nước, khu vực và trên thị trường toàn thế giới.

+ Thực hiện tốt sự liện kết 4 nhà: Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học -nhà doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp.

Đối với thông tin, huyện cần chú trọng:

+ Phổ biến khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân thông qua hệ thống đài phát thanh, truyền hình của huyện và mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi từng loại cây trồng, vật nuôi cho nông dân, thông qua hội khuyến nông của từng thôn, xã, viết sách phổ biến kỹ thuật sản xuất bán cho nông dân với giá ưu đãi hoạc phát miến phí để người dân có thể áp dụng vào sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

+ Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu thông tin khoa học, kyc thuật.

+ Thông tin kịp thời đến nông dân về sự biến động của thị trường, giá cả các loại nông sản phẩm trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở để tránh hiện tượng nông dân bị thương lái ép giá nông phẩm.

+ Khuyến cáo kịp thời cho nông dân về những dịch bệnh diễn ra trên địa bàn và hướng dẫn nông dân cách phòng, chống các loại dịch bệnh kịp thời, có hiêu quả.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 54 - 55)