Giải pháp về chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 58 - 60)

Hiện nay, lao động nông nghiệp, nông thôn thiếu việc làm ở huyện chiếm tỷ lệ khá cao, đó là lực lượng lao động địa phương có ít diện tích đất và canh tác theo hình thức độc canh, là lực lượng lao động dư thừa do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại là lưc lượng lao động từ địa phương khác đến, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Vì vậy cần phải tạo được việc làm cho người lao động, đẩy mạnh chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn. Chuyển dần lao động sang hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Muốn làm được như vậy cần phải:

- Phát triển mạnh công tác đào tạo nghề phổ thông, nâng cao trình độ dân trí cho người lao động để người lao động có khả năng tự tìm việc làm trong các ngành ngề trong xã hội.

- Phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ để thu hút lao động. Trong nông nghiệp cần phát triển các nông trại, các hợp tác xã nông nghiệp để vừa giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động vừa thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Thực hiện tốt chính sách định canh, định cư ở các vùng đồng bào dân tộc S’tiêng, dân tộc Khơme để hạn chế tình trạng di canh, di cư, có biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát lượng dân di cư tự do vào địa phương nhằm ổn định dân số để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu lao động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 58 - 60)