Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 57 - 58)

Cơ chế chính sách sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp khi cơ chế chính sách ấy phù hợp với điều kiện thực tiễn. Vì vậy những cơ chế chính sách cần được nghiên cứu và đưa ra đúng lúc, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Ở Bù Đăng hiện nay cũng đã có những chính sách cụ thể để phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện thì cần phải chú trọng đến các chính sách về đất đai, về tín dụng và về chính sách đào tạo cán bộ.

Chính sách về đất đai

Đất đai là một nguồn tài nguyên phong phú của huyện Bù Đăng, cần phải phát huy lợi thế về đất đai của huyện bằng những chính sách cụ thể về việc sử dụng đất đai. Cần phải nhanh chóng hoàn thành kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cho giai đoạn tiếp theo. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện còn nhiều, cần phải khai thác hợp lý nguồn lợi này với những chính sách cụ thể như:

+ Giao một phần đất, cấp giấy đăng ký quyền sử dụng đất cho người dân để làm đất sản xuất nông nghiệp.

+ Quy hoạch đất để phát triển nông, lâm nghiệp thuỷ sản cụ thể.

+ Có chính sách giao đất, giao rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên cho dân cư để người dân chăm sóc, trồng mới, bảo vệ rừng và họ được hưởng lợi ích do diện tích rừng đó mang lại. Như vây người dân sẽ yên tâm sản xuất.

+ Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương, đặc biệt là của hạt kiểm lâm, của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc quản lý và sử dụng quỹ đất của huyện.

Chính sách về tín dụng

Trong thời gian qua, chính sách tín dụng đã thực sự trở thành đòn bẩy cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của huyện. Để chính sách tín dụng ngày càng phát huy được tác dụng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của huyện, trong thời gian tới huyện cần:

+ Phát triển hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tăng nguồn quỹ tín dụng, giảm bớt các khâu trung gian, bớt nhiêu khê, phức tạp, đơn

giản hoá thủ tục vay vốn tín dụng, tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận ngày càng nhiều với nguồn vốn tín dụng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

+ Có chính sách cụ thể đối với vốn vay tín dụng theo từng mục đích, ưu tiên việc vay vốn tín dụng với mục đích trồng rừng, phát triển lâm nghiệp, phát triển cây công nghiệp dài ngày, cụ thể là có chính sách hỗ trợ, giảm lãi xuất vốn vay cho nông dân.

+ Có chính sách kêu gọi thành lập các chi nhánh ngân hàng khác (Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Công thương) trên địa bàn huyện để tăng thêm nguồn vốn cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Chính sách về đào tạo cán bộ

Hiện nay đội ngũ cán bộ nông nghiệp của huyện vừa thiếu, vừa yếu, lực lượng cán bộ kỹ thuật mỏng, không đáp ứng được nhu cầu của thực tế về kỹ thuật, khoa học công nghệ, đặc biệt là thiếu trầm trọng cán bộ kỹ thuật được đào tạo chính quy, đại học. cả huyện hiện chỉ có 2 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học, còn lại một đội ngũ rất mảng là có tình độ cao đẳng, trung cấp và chủ yếu là sơ cấp. Vì vậy huyện cần phải có chủ trương cụ thể để đào dạo mới cán bộ nông nghiệp, cả cán bộ quản lý lẫn cán bộ kỹ thuật, đồng thời bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hiện tại. Muốn vậy, huyện cần phải dành một nguồn ngân sách nhất định để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ có thể nâng cao trình độ của mình bằng nhiều hình thức. Có chính sách ưu tiên đối với cán bộ làm việc ở huyên, nhất là cán bộ có trình độ cao, cán bộ làm việc tại các xã vùng xâu, vùng xa, như: nâng mức lương, tăng phụ cấp…, khen thưởng kịp thời với những cán bộ có đóng góp trong công tác để làm động lực giúp cán bộ tích cực công tác. Đồng thời có biện pháp xử lý đối với cán bộ thiếu tinh thần, ý thức trách nhiệm để làm gương.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 57 - 58)